Bệnh tiểu đường phải làm sao để bảo vệ răng miệng?

Bệnh tiểu đường phải làm sao để bảo vệ răng miệng?

Chăm sóc răng miệng hằng ngày là việc làm cần thiết của mọi người để tự bảo vệ sức khỏe. Răng miệng chính là một trong những bộ phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, tiếp nhận, nhai nuốt thực phẩm để hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu hệ tiêu hóa bạn hoạt động không tốt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về khả năng đề kháng bệnh tật của cơ thể. Người bình thường đã vậy, người bị bệnh tiểu đường càng cần phải chăm sóc sức khỏe răng miệng hơn. Nếu bạn đang bị tiểu đường và bạn cần tìm hiểu phương hướng chăm sóc răng miệng hằng ngày thì bài viết này chính là dành cho bạn.

Bệnh tiểu đường phải làm sao để bảo vệ răng miệng?

1. Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường

Tại sao chúng ta lại có sự liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường? Một điều đã được các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành nghiên cứu và khẳng định là bệnh tiểu đường sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Bệnh tiểu đường gây tổn hại đến khả năng kháng khuẩn của cơ thể, bao gồm luôn cả khoang miệng. Chỉ số đường huyết tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh về nướu. Để biết bản thân có bị bệnh nướu răng hay không, bạn hãy kiểm tra bốn dấu hiệu sau đây:

+ Nướu có bị sưng đỏ/ chảy máu/ tụt nướu hay không?
+ Răng có lung lay hay không?
+ Có bị hôi miệng mãn tính hay không?
+ Khớp cắn có bị lệch hay không? Nhai có bình thường không?

Nếu bạn có một trong bốn dấu hiệu trên, có thể bạn đã bị viêm nướu hoặc viêm nha chu. Bạn cần phải đến ngay phòng khám để được tư vấn điều trị càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng chéo qua bệnh tiểu đường của bạn.

2. Típ bảo vệ răng miệng dành cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc chăm sóc răng miệng là điều cần thiết. Sau đây mình sẽ chia sẽ một vài kiến thức đến bạn để có thể tự mình chăm sóc răng miệng tốt hơn.

  • Cân bằng đường huyết giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Dù thế nào đi nữa, bạn cũng phải kiểm soát thật tốt chỉ số đường huyết của cơ thể sẽ có lợi nhiều mặt cho sức khỏe, bao gồm cả răng miệng. Nếu bạn để cho lượng đường huyết tăng cao thường xuyên, về những ảnh hưởng của răng miệng thì bạn có nguy cơ bị khô miệng, viêm nướu, mất răng và nguy cơ nhiễm nấm gây ra bệnh tưa miệng. Thật không may, việc nhiễm nấm cũng có thể làm tăng chỉ số đường huyết làm cho quá trình kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn lại càng khó khăn. Chính vì thế, bạn hãy giữ cho răng miệng luôn trong tình trạng tốt để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của cơ thể.

Việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường sẽ có lợi cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn không kiểm soát tốt bệnh lý, để cho đường huyết tăng cao thường xuyên, bạn có nguy cơ bị khô miệng, viêm nướu, mất răng và nguy cơ nhiễm nấm gây ra bệnh tưa miệng. Vì việc nhiễm nấm cũng có thể làm tăng chỉ số đường huyết, do đó vấn đề kiểm soát bệnh lý tiểu đường lại càng khó khăn. Chính vì thế, việc giữ cho răng miệng luôn trong tình trạng tốt có thể giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.

  • Thường xuyên khám răng

Là một bệnh nhân tiểu đường, bạn rất dễ bị viêm nhiễm vùng miệng, vì thế mà bạn nên đi khám răng ít nhất hai lần trong năm. Khi đến khám nha sĩ, bạn cần khai báo tình trạng bệnh tiểu đường và những loại thuốc điều trị nào mà bạn đang sử dụng. Việc kiểm tra định kỳ và vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh. Nha sĩ có thể hướng dẫn bạn những phương pháp chăm sóc tốt nhất cho răng miệng ngay tại nhà.

  • Làm sạch răng mỗi ngày

Sau khi chải răng thật sạch, khoảng 30 phút sau, một lớp màng mỏng (còn gọi là màng sinh học) bắt đầu hình thành trên răng. Màng sinh học này kết hợp với mảnh vụn thức ăn con người chúng ta tiêu thụ trong suốt cả ngày dài, hình thành mảng bám răng. Nếu không chải răng làm sạch mỗi ngày, mảng bám sẽ cứng lại hình thành cao răng bên dưới nướu và rất khó loại bỏ theo cách thông thường. Cao răng càng đóng lại lâu trên răng thì càng có hại. Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng gây viêm nướu. Khi đó, nếu bạn mắc phải bệnh lý tiểu đường thì các chỉ số đường huyết cao càng làm tăng các triệu chứng của tình trạng viêm nướu.

  • Chải răng đúng cách

Chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày không chỉ giúp bạn giữ được hơi thở thơm mát, răng sáng khỏe, mà còn giúp bạn loại bỏ các vấn đề viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Để chải răng đúng cách, bạn cần đặt bàn chải nghiêng 45 độ với nướu răng, nhẹ nhàng chải trên răng dưới nướu, chuyển động theo từng vòng tròn nhỏ để massage nướu, làm sạch mảng bám trên bề mặt răng và đẩy mảng bám ra khỏi khe nướu. Các chuyên gia sẽ khuyên bạn chải răng 2 phút. Nhưng thật ra, thời gian chải răng không quan trọng bằng cách bạn chải răng. Để chải từng chiếc răng, vệ sinh từng khe nướu cho sạch mảng bám, bạn sẽ cần hơn 2 phút. Đừng tiết kiệm khoảng thời gian này. Nếu không bạn sẽ hối hận khi mà mảng bám còn tồn động lại trên răng sẽ là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng nướu nghiêm trọng về sau. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên vệ sinh mảng bám lưỡi nhé.

  • Vệ sinh kẽ răng mỗi ngày

Vệ sinh kẽ răng giúp kiểm soát mảng bám hiệu quả. Chỉ nha khoa và tăm chải kẽ răng có thể vệ sinh những vị trí mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được. Bạn hãy thực hiện vệ sinh kẽ răng mỗi ngày với những sản phẩm đạt chuẩn. Hiện nay, có rất nhiều trang mạng xã hội với nhiều bài viết hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa và tăm chải kẽ răng rất hữu ích. Nếu bạn muốn tư vấn kỹ hơn về cách dùng và sản phẩm phù hợp, bạn có thể liên hệ fanpage Ecare Store để được hướng dẫn.

  • Dùng nước súc miệng mỗi ngày

Bạn nên sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn mỗi ngày. Nước súc miệng làm sạch hơi thở, loại bỏ các mảng vụn thức ăn lớn cũng như giúp ngăn hình thành mảng bám và bệnh viêm nướu. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của nha sĩ hoặc chuyên gia trong ngành để tìm ra loại nước súc miệng phù hợp cho bản thân.

3. Những lưu ý khác về sức khỏe răng miệng dành cho bệnh nhân tiểu đường

  • Nếu có răng giả, hãy chăm thật tốt

Một số người không may phải sử dụng răng giả từ sớm hoặc với những người lớn tuổi phải dùng răng giả mà lại mắc phải bệnh tiểu đường thì chăm sóc răng kỹ lưỡng chính là công việc bắt buộc mỗi ngày. Hàm răng giả bị lung lay hoặc bị hư hại có thể gây ra viêm nhiễm vùng nướu và niêm mạc miệng. Khi bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh nấm tưa lưỡi và các vấn đề của hàm răng giả cũng có thể làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh răng giả mỗi ngày để làm giảm các nguy cơ cho răng miệng. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào với hàm răng giả, bạn phải liên hệ nha sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

  • Không hút thuốc lá

Thuốc lá gây hại cho sức khỏe răng miệng của tất cả mọi người. Huống chi nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường thì thuốc lá thậm chí còn làm tăng nguy cơ phát triển viêm nướu, viêm nha chu. Thuốc lá có thể gây hại cho niêm mạc miệng và làm chảy máu chân răng (do viêm nướu). Nó đẩy nhanh quá trình tiêu xương và tụt nướu. Do đó, bạn hãy tự động viên bản thân loại bỏ thuốc lá.

  • Lưu ý nếu có phẫu thuật răng miệng

Việc kiểm soát đường huyết giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và đẩy nhanh tiến độ điều trị. Nếu bạn phải làm một cuộc phẫu thuật răng miệng, bạn hãy nói với bác sĩ về tình trạng bệnh tiểu đường của mình. Nếu các chỉ số đường huyết của bạn đang cao, bác sĩ có thể chỉ định việc hoãn phẫu thuật và thực hiện các biện pháp điều trị khác cho đến khi các chỉ số đường huyết đã được kiểm soát.

  • Các bước bảo vệ sức khỏe

Các checklist sau đây sẽ đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn cũng đồng thời giúp bạn kiểm soát tốt chỉ số đường huyết:

+ Khẩu phần ăn lành mạnh, ít đường, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dành cho mỗi người.
+ Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.
+ Luôn đảm bảm kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức độ cho phép.
+ Nên đi khám răng và khám chuyên khoa nội tiết thường xuyên để giảm thấp nguy cơ.

Bạn thấy đấy, đi khám răng thường xuyên rất quan trọng vì nha sĩ có thể nhận ra các bệnh răng miệng ngay cả khi bạn không cảm nhận một cơn đau hay một triệu chứng nào. Nếu bạn không bị tiểu đường, sức khỏe hoàn toàn ổn định, thì việc tự nhận biết sớm các vấn đề răng miệng vẫn là việc nên làm. Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc làm thế nào để chăm sóc sức khỏe răng miệng là một trong những băn khoăn lớn. Nếu bạn nhận thấy nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, răng lung lay, khô miệng, đau nướu hay bất kỳ dấu hiệu nào làm bạn lo lắng, hãy liên hệ và đặt hẹn với nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

← Bài trước Bài sau →
back to top