Khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng, chúng ta thường thấy trong bảng thành phần của một số loại kem đánh răng có ghi SLS hoặc Sodium Lauryl Sulfate, nhưng rất ít người hiểu thành phần này là gì và có tác dụng như thế nào trong kem đánh răng. Hãy cùng Ecare tìm hiểu về SLS để trả lời cho những băn khoăn của bạn ngay nhé.
1. Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là chất gì?
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) được biết đến như một chất hoạt động bề mặt với công dụng làm sạch hay còn gọi là chất tạo bọt. Sodium Lauryl Sulfate thường được dùng nhiều như thành phần tẩy rửa trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc mỹ phẩm. Ngoài ra, Sodium Lauryl Sulfate còn được dùng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình như các chất tẩy rửa, kem đánh răng, dầu gội đầu và bọt kem cạo râu…
2. Một số ảnh hưởng của Sodium Lauryl Sulfate
Trong quá trình sản xuất, Sodium Lauryl Sulfate có thể bị nhiễm Dioxane 1.4 - là một trong những tác nhân gây ung thư, đồng thời thể giải phóng hợp chất gây ung thư ra môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Khi sử dụng sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate lâu dài có thể gây kích ứng các mô mềm trong miệng, gây sưng viêm mô nướu, khó lành. Sodium Lauryl Sulfate phá vỡ các phân tử Phospholipid trên bề mặt lưỡi làm thay đổi vị giác sau khi chải răng. Sodium Lauryl Sulfate cũng có liên quan đến việc gây ra kích ứng da và lở loét. Những người bị viêm loét miệng không nên sử dụng kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate.
Ngoài ra, Sodium Lauryl Sulfate cũng được các nhà khoa học Mỹ chứng minh là có thể ăn mòn răng và gây hại cho tế bào da.
3. Cách nhận biết các chất tạo bọt trong bảng thành phần?
Chất tạo bọt được ghi trên bảng thành phần của các loại mỹ phẩm hay sản phẩm tẩy rửa bằng rất nhiều tên khác nhau. Bên dưới là một số tên gọi thường gặp của chất tạo bọt trên bao bì sản phẩm:
+ Ammonium Lauryl Sulfate (ALS)
+ Sodium Laureth Sulfate (SLES)
+ Sodium Lauryl Sulfate (SLS) (Sodium dodecylsulfate)
+ Sodium Lauryl Sulfoacetate
+ Sodium Myreth Sulfate
Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào lý do nhiều sản phẩm kem đánh răng tại Ecare được quảng cáo là không chứa chất tạo bọt. Tuy nhiên, một số sản phẩm mặc dù không chứa chất tạo bọt nhưng khi chải răng vẫn có bọt. Đó là do lực tác động khi chải răng kết hợp với nước bọt tạo ra bọt khí tương tự như các loại kem có chất tạo bọt. Bạn cần phân biệt rõ nhé. Chỉ cần nhìn vào bảng thành phần mà không thấy chất tạo bọt thì yên tâm phần nào rồi đúng không! Mọi câu hỏi về sản phẩm bạn đang sử dụng có thể inbox messenger facebook Ecare Store để được trả lời nhanh nhất nhé.