4 loại thực phẩm làm gia tăng sự lo lắng của bạn

4 loại thực phẩm làm gia tăng sự lo lắng của bạn

 

Hiện đang có rất nhiều người mắc chứng rối loạn lo âu. Nếu bạn đang chịu nhiều căng thẳng hoặc lo âu, bạn có thể đã dành phần lớn thời gian của mình để kiểm soát và trị liệu. Nhưng bạn có biết rằng một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống hằng ngày có thể vô tình làm gia tăng mức độ rối loạn lo âu của bản thân. Sau đây là 4 loại thực phẩm có thể kích thích sự lo lắng mà bạn cần đề phòng:

1. Rượu

Rượu bia thường được nhiều người cho là loại nước giải khát thường dùng để xả stress nhưng thật ra lại càng khiến chúng ta căng thẳng hơn. Mặc dù rượu bia có vẻ như làm dịu thần kinh của bạn, nhưng thật ra nó có tác động tiêu cực đến quá trình hydrat hóa và ảnh hưởng giấc ngủ.

Rượu làm thay đổi nồng độ serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh trong não, khiến tình trạng lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Và khi rượu hết, bạn có thể còn cảm thấy lo lắng hơn.

2. Caffeine

Cà phê là thức uống thường gặp mỗi buổi sáng của hầu hết mọi người. Nhưng thức uống buổi sáng yêu thích của chúng ta thực sự có thể gây hại nhiều hơn là có lợi vì sẽ gây ra lo lắng.

Mức độ cao của caffein không chỉ có thể làm tăng lo lắng và hồi hộp mà còn làm giảm sản xuất serotonin trong cơ thể, gây ra tâm trạng chán nản. Thông thường, caffeine an toàn với liều lượng thấp. Nhưng liều cao có thể gây ra các tác dụng khó chịu, cụ thể là lo lắng và hồi hộp. 

3. Thực phẩm chứa nhiều đường

Không có cách nào để tránh 100% đường, vì nó xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm chúng ta thích ăn, chẳng hạn như trái cây. Nhưng đường bổ sung là một yếu tố góp phần vào sự lo lắng tổng thể.

Đường bổ sung khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt và năng lượng của bạn cũng biến động. Khi lượng đường trong máu giảm, tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ và mức độ lo lắng có thể tăng đột biến.

Cơ thể tiết ra insulin để giúp hấp thụ lượng glucose dư thừa và ổn định lượng đường trong máu, nhưng lượng đường tăng cao khiến cơ thể làm việc quá sức để trở lại bình thường. Tiêu thụ một lượng lớn đường chế biến có thể gây ra cảm giác lo lắng, cáu kỉnh và buồn bã.

4. Carbs tinh chế

Carbohydrate tinh chế có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường, bệnh tim và béo phì. Carbohydrate tinh chế là thực phẩm đã bị loại bỏ nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng. Việc tiêu thụ ngũ cốc tinh chế còn làm tăng nguy cơ gây ra lo lắng và trầm cảm ở phụ nữ.

Đường tinh luyện và ngũ cốc tinh chế là hai loại carbs tinh chế chính. Các loại ngũ cốc tinh chế đã được xay để loại bỏ các phần xơ, chẳng hạn như cám và mầm, điều này cũng loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng. Ba ví dụ phổ biến về carbs tinh chế là:
   + bột mì trắng
   + gạo trắng
   + bánh mì trắng

Đường tinh luyện có nguồn gốc từ thực vật như mía, củ cải đường. Chúng đã được xử lý để chiết xuất đường. Những loại đường tinh chế này khác với đường tự nhiên có trong trái cây và các sản phẩm từ sữa. Các loại đường tinh chế thông thường bao gồm:
   + sucrose (đường ăn)
   + xi-rô ngô fructose cao
   + sirô agave

Carbs tinh chế được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm hiện đại, bao gồm:
   + bánh mì trắng
   + gạo trắng
   + bánh ngọt
   + nước sô-đa
   + mỳ ống
   + ngũ cốc ăn sáng
   + đồ ăn nhẹ và bữa ăn đã qua chế biến

← Bài trước Bài sau →
back to top