Cách lựa chọn và sử dụng nước súc miệng

Cách lựa chọn và sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng thường xuyên có thể duy trì sức khỏe răng miệng và cải thiện hơi thở. Nước súc miệng có thể len vào kẽ răng, khe nướu mà bàn chải và kem đánh răng không thể làm sạch được. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc lựa chọn và sử dụng nước súc miệng sao cho đúng.

1. Cách sử dụng nước súc miệng

     + Ngậm một lượng nước súc miệng vừa đủ (khoảng 15ml).
     + Súc miệng và sục đều dung dịch trong miệng khoảng 30-60 giây.
     + Lúc này bạn có thể nhổ nước súc miệng ra ngoài và ngậm lại một lượng vừa đủ nước súc miệng mới để súc phần trên cuống họng.
     + Quá trình này cũng sẽ mất khoảng 30-60 giây. Có thể bạn cho rằng thời gian súc miệng như thế là quá nhiều nhưng nó lại rất quan trọng vì vùng cuống họng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn gây hôi miệng.
     + Nhổ nước súc miệng ra ngoài.

Lúc này, bạn có thể súc miệng lại với nước hoặc không cần súc miệng lại với nước để phần dung dịch còn xót lại trong miệng có thể tác dụng lâu dài và hiệu quả hơn. Trong trường hợp bạn không súc miệng lại với nước, bạn không nên ăn uống ngay sau 10 -15 phút. Nếu bạn sử dụng những loại nước súc miệng có chứa cồn hay chất tẩy trắng, bạn nên súc miệng lại bằng nước ngay sau đó. Các loại chất hóa học này có thể gây ra chứng khô miệng, làm tổn thương niêm mạc miệng cùng vài vấn đề răng miệng khác nếu chúng được lưu giữ quá lâu trong miệng.

2. Nên súc miệng trước hay sau khi chải răng?

Luôn có một sự tranh cải về vấn đề này. Nhiều người cho rằng việc súc miệng trước khi chải răng có thể làm lỏng kết cấu và độ bám dính của mảng bám trên răng và sẽ dễ dàng bị chải sạch trong quá trình chải răng diễn ra ngay sau đó. Trong khi đó, một số khác lại ưa chuộng việc súc miệng sau khi chải răng mà không súc lại bằng nước để có thể giúp cho nước súc miệng lưu lại trong miệng lâu hơn, tác dụng hiệu quả hơn.

3. Thế nào là nước súc miệng tốt?

Nước súc miệng không chứa cồn: mặc dù cồn có khả năng sát khuẩn nhưng đồng thời cũng làm khô miệng. Các loại nước súc miệng có cồn thường chứa khoảng 20-30% hàm lượng cồn. Đó là lý do tại sao khi chúng ta súc miệng với một số loại nước súc miệng thông thường có chứa lượng cồn như trên, chúng ta sẽ cảm thấy rát miệng. Nếu sử dụng thường xuyên, chất cồn có thể làm tổn thương đến các tế bào vùng miệng, có khả năng gây viêm họng mãn tính.

Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Cồn có thể hút ẩm và làm khô miệng bởi nó làm suy giảm khả năng hoạt động của các tuyến tiết nước bọt quanh miệng. Nước bọt rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hôi miệng và khi đó nước bọt có tính oxy hóa sẽ loại bỏ các dòng vi khuẩn ưa khí tồn tại trong miệng.

Khi lựa chọn nước súc miệng, bạn nên chọn những loại không chứa cồn. Mặc dù phần lớn các dòng nước súc miệng đều có chứa cồn nhưng trong thị trường hiện nay đã bắt đầu xuất hiện nhiều loại nước súc miệng không cồn. Do đó, bạn nên kiểm tra bảng thành phần ở mặt sau sản phẩm trước khi quyết định mua và sử dụng.

4. Mức độ hiệu quả của các thành phần trong nước súc miệng

Nghiên cứu cho thấy có vài chất có khả năng thay thế cho cồn. Các chuyên gia cho rằng các chất có tính oxy hóa có khả năng loại bỏ vi khuẩn ưa khí khá hiệu quả và trung hòa hợp chất sulfur dễ bay hơi do vi khuẩn tạo thành. Một vài chất có tính oxy hóa được tìm thấy trong nước súc miệng như: hydrogen peroxide, zinc chloride và chlorine dioxide.

Ngoài ra việc sử dụng nước ấm khi súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả hơn so với nước lạnh. Sau khi chải răng, bạn nên giữ thói quen cạo lưỡi và súc miệng vì rất có lợi cho sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa hôi miệng.

Bởi vậy sử dụng nước súc miệng cũng phải lựa chọn kỹ lưỡng và sử dụng đúng cách mới có được hiệu quả tốt nhất. Bạn đã hiểu hơn về các sản phẩm nước súc miệng chưa? Nếu vẫn còn những thắc mắc về sản phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ Ecare Việt Nam để được tư vấn tận tình nhé.

Liên hệ Ecare tại:
+ Hotline: 0949.910.539
+ Facebook: https://www.facebook.com/ecarestore/
+ Cửa hàng: 60 Hai Bà Trưng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.

(nguồn : breathmd.com)

← Bài trước Bài sau →
back to top