Đau răng khi cắn: nguyên nhân và cách điều trị.

Đau răng khi cắn: nguyên nhân và cách điều trị.

Nếu một ngày nào đó, bạn ăn uống và chợt thấy đau khi cắn thức ăn. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân để được điều trị hiệu quả, tránh để xảy ra biến chứng ado chủ quan không quan tâm đến.

1. Tại sao răng bị đau khi cắn?

Có rất nhiều nguyên nhân, trong có các nguyên nhân phổ biến sau đây:

   a. Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây ra loại đau và nhạy cảm này trên răng. Bởi sâu răng thường phát triển âm thầm trước khi bạn nhận biết được các triệu chứng rõ ràng.

   b. Sai khớp cắn

Khi các răng cắn vào nhau không khớp hoàn toàn, chúng sẽ va chạm nhau. Thời gian dài sẽ khiến cho bề mặt răng mài mòn lẫn nhau gây ra đau răng, thậm chí đau khớp hàm.

   c. Nứt răng

Vì một tác động nào đó khiến răng bị nứt nhẹ trên men răng. Bạn sẽ không cảm nhận được vấn đề gì cho đến khi bạn cắn răng và cảm thấy đau nhói. Cơn đau thậm chí đến và đi rất nhanh chóng.

   d. Viêm nha chu

Viêm nha chu bắt đầu từ viêm nướu. Tình trạng này hoàn toàn không gây đau ở những giai đoạn đầu, nhưng dần dần khi bệnh đã phát triển nặng hơn, thì sẽ gây ra cơn đau nhói mỗi khi ăn uống.

   e. Tụt nướu

Bệnh nha chu có thể dẫn đến tụt nướu. Khi điều này xảy ra, bề mặt răng bị lộ ra nhiều hơn, khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn khi chạm vào. Thường thì tình trạng này phổ biến ở người trên 40 tuổi.

   f. Viêm xoang

Thực tế là chân răng của hàm trên gần với vị trí của xoang, nên áp lực hoặc nhiễm trùng ở vùng này có thể ảnh hưởng và làm đau răng khi cắn.

   g.Trám răng hoặc mão răng bị lệch

Điều này có thể gây đau răng khi cắn xuống bởi vi khuẩn sẽ len vào gây kích ứng răng, sâu răng bên trong, thậm chí ảnh hưởng đến cả tủy răng.

   h.Nhiễm trùng tủy răng

Chắc chắn tình trạng này sẽ gây đau răng. Trong giai đoạn đầu, bạn sẽ bị nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh hoặc những loại thực phẩm quá ngọt. Về sau, răng sẽ ngày càng đau.

   i. Áp-xe răng

Nếu cơn đau của bạn không chỉ kéo dài mà còn trầm trọng hơn và nướu bị sưng tấy thì có thể bạn đã bị áp xe răng.

2. Điều trị khi bị đau răng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.

   a.  Sâu răng

Một số phương pháp được đề xuất để đièu trị sâu răng chẳng hạn như: trám răng, bọc mão răng, điều trị tủy...

   b. Sai khớp cắn

Nha sĩ sẽ xác định vấn đề về khớp cắn cụ thể và đưa ra phương pháp làm thẳng hàng răng, cải thiện khớp cắn. Đó có thể là cạo vôi răng, chỉnh nha, hoặc bọc mão răng.

   c. Răng bị nứt

Việc điều trị răng nứt khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nứt của răng. Các vết nứt nhỏ thường được điều trị dễ hơn chỉ với việc chăm sóc răng miệng hoặc trám răng, nhưng các vết nứt rộng hoặc vết nứt kéo dài đến đường viền nướu có thể phải nhổ bỏ răng.

   d. Viêm nha chu

Việc điều trị có thể bắt đầu bằng việc cạo vôi răng. Nhưng cũng có một số loại phẫu thuật khác nhau mà nha sĩ có thể đề xuất, bao gồm phẫu thuật ghép xương hoặc phẫu thuật vạt, bao gồm việc nâng nướu của bạn lên để làm sạch sâu.

   e. Tụt nướu

Bạn sẽ được xác định xem có bị nhiễm trùng không. Nếu có, bạn sẽ phải dùng kháng sinh, nước súc miệng hoặc gel bôi lên nướu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật vạt hoặc ghép một số mô để giúp nướu tái sinh.

   f. Viêm xoang

Các biện pháp có thể khắc phục khi bị bị đau răng cho viêm xoang bao gồm: dùng máy tạo độ ẩm, chườm ấm, tắm nước nóng, xịt nước muối... Nhiều bệnh nhiễm trùng xoang sẽ tự khỏi, nhưng trong một số trường hợp, có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

   g. Trám răng bị lệch

Cách khắc phục tốt nhất là thay thế trám răng hoặc mão răng mới. Trong khi bạn chờ đợi, nha sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho bạn. Hãy gọi cho nha sĩ của bạn ngay lập tức nếu mão răng hoặc miếng trám rơi ra.

   h. Nhiễm trùng tủy

Nếu nha sĩ xác định rằng mô tủy bên trong răng của bạn đã chết, bạn cần được điều trị tủy hoặc nhổ răng

   i. Áp-xe răng

Nhiễm trùng ở răng có thể lan rộng và đe dọa nhiều mô xung quanh hơn, thậm chí còn dẫn đến nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Nha sĩ sẽ dẫn lưu ổ áp-xe và làm sạch khu vực bị ảnh hưởng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, bạn có thể cần phải điều trị tủy hoặc nhổ răng. Nha sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng.

← Bài trước Bài sau →
back to top