Thời gian mọc răng vĩnh viễn

Thời gian mọc răng vĩnh viễn

Khi trở thành cha mẹ, có lẽ bạn luôn để ý đến từng mốc thời gian và sự kiện của con. Bạn luôn trong mong thời gian con biết bò, biết đi, biết nói... và tất nhiên bạn cũng sẽ mong đợi thời gian con mọc răng đúng lúc. Để biết được sức khỏe răng miệng của con có phát triển bình thường như bao trẻ khác hay không, bạn có thể tìm hiểu về thời gian mọc răng của trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các bậc cha mẹ biết được thời gian khi con rụng răng và mọc răng cụ thể, cũng như những lo lắng, biến chứng tiềm ẩn và những điều bạn cần biết để luôn đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con.

1. Biểu đồ mọc và rụng răng sữa

Thời gian mọc và rụng răng của trẻ hoàn toàn không giống nhau. Các răng mới mọc khi trẻ còn nhỏ gọi là răng sữa. Trẻ em có tổng cộng 20 chiếc răng sữa. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi và quá trình mọc răng này sẽ diễn biến liên tục cho đến khoảng 3 tuổi. Từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu rụng răng sữa và được thay bằng răng vĩnh viễn cho đến khoảng 12 tuổi. Một người trưởng thành thường sẽ có đủ 32 chiếc răng vĩnh viễn.


Thời gian mọc răng và thay răng của trẻ. (Ảnh: Internet)

2. Tại sao con người có hai bộ răng?

Tại sao trẻ mọc răng sữa rồi lại rụng? Thật ra, những chiếc răng sữa mọc lên là để giữ chỗ, tạo khoảng trống cho hàm để những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên trong tương lai. Trẻ em thường rụng răng sữa từ khoảng 6 tuổi. Các răng không rụng cùng lúc mà sẽ rụng dần dần cho đến khoảng 12 tuổi. Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, chân răng sữa bắt đầu tiêu biến và rơi rụng ra, chừa khoảng trống cho răng bên dưới mọc lên.

3. Thời gian mọc răng

   a. Giai đoạn 1: Răng cửa giữa

Răng sữa có xu hướng rụng theo thứ tự mọc. Vì răng cửa giữa là những chiếc răng đầu tiên mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi nên chúng cũng sẽ là những chiếc răng đầu tiên bị rụng khi trẻ khoảng 6 tuổi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Đối với một số trẻ, mất răng có thể là một trải nghiệm khó chịu nhưng với một số trẻ khác thì lại là một trải nghiệm thú vị. Bố mẹ có thể động viên con với những câu truyện cổ tích đáng yêu về tiên răng, giúp trẻ hiểu hơn về cơ thể mình. Sau khi rụng răng, trẻ có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu, vì thế bố mẹ cần giúp con thực hiện những điều sau:

   + Cho trẻ súc miệng với nước muối giúp làm sạch nướu.

   + Đắp một ít gạc cầm máu và khuyên trẻ không nên khạc nhổ, có thể gây chảy máu nhiều hơn.

   + Nếu cảm thấy đau và khó chịu, hãy giúp trẻ chườm lạnh.

   b. Giai đoạn 2: Răng cửa bên

Ở khoảng 7-8 tuổi, những chiếc răng tiếp theo sẽ thay là những chiếc răng cửa bên. Răng cửa bên hàm trên sẽ rụng trước. Tại thời điểm này, trẻ đã quen với trải nghiệm thay răng và có lẽ sẽ không còn sợ nữa.

   c. Giai đoạn 3: Răng hàm thứ nhất

Khoảng thời gian thay răng là một trải nghiệm tương đối nhẹ nhàng đối với phụ huynh, đặc biệt là khi so sánh với khoảng thời gian trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Đối với trẻ nhỏ, khi những chiếc răng hàm mọc lên sẽ gây một trải nghiệm khó chịu, nhưng với răng vĩnh viễn thì lại không gây đau đớn gì cả. Những chiếc răng hàm này thường được thay ở khoảng độ tuổi từ 9 đến 11.

   d. Giai đoạn 4: Răng hàm thứ hai và răng nanh

Những chiếc răng cuối cùng được thay trong khoảng thời gian này là răng hàm thứ hai và răng nanh. Những chiếc răng nanh thường được thay từ khoảng 9-12 tuổi, còn răng hàm thứ hai là răng cuối cùng sẽ được thay. Những chiếc răng cuối cùng này thường sẽ được thay trong khoảng từ 10-12 tuổi. Khi con bạn vượt qua tuổi dậy thì, cơ thể phát triển, xương hàm cũng phát triển để phù hợp với những chiếc răng vĩnh viễn lớn hơn. Khi trẻ khoảng 14-15 tuổi là có đủ răng vĩnh viễn chính.

   e. Giai đoạn cuối: Răng khôn

Khi một người đến độ tuổi thiếu niên, răng khôn có thể xuất hiện. Không phải hai cũng mọc răng khôn. Và cũng không phải ai cũng mọc đủ bốn chiếc răng khôn. Nếu may mắn có những chiếc răng khôn mọc thẳng hàng, bạn sẻ không phải nhổ bỏ chúng. Những chiếc răng này gọi là răng khôn là vì theo quan niệm dân gian, chúng thường mọc khi người ta đã phát triển, trưởng thành hơn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn.

4. Sẽ ra sao nếu trẻ thay răng không đúng thời điểm?

Dòng thời gian được chia sẻ trong bài viết là những hướng dẫn chung, thường gặp. Nếu con mọc răng sữa chậm hơn, bạn có thể dự đoán thời gian mọc răng vĩnh viễn sẽ lâu hơn chút. Tuy nhiên, nếu sau 1 năm so với mốc thời gian trên mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng/rụng răng thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để xác định vấn đề của trẻ. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, bố mẹ cần sắp xếp lịch khám răng đầu tiên cho trẻ và bắt đầu từ đó nên cho trẻ khám răng định kỳ mỗi 6 tháng.

Có thể nói rằng, khoảng thời gian trẻ em thay răng sẽ là một khoảng thời gian thú vụ cho cả trẻ và bố mẹ. Điều quan trọng là trong khoảng thời gian này, bạn cần hướng dẫn trẻ đúng cách để trẻ không tự ti và chăm duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho răng vĩnh viễn sau này.

← Bài trước Bài sau →
back to top