Những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhói ở răng

Những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhói ở răng

Khi răng đột ngột đau nhói, nghĩa là răng của bạn đã bị tổn thương. Đó có thể là bị sâu răng hoặc nứt răng, nhiễm trùng vùng răng và nướu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây ra những cơn đau nhói ở răng. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nguyên nhân khiến răng đau nhói.

1. Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân gây đau răng phổ biến nhất. Đó là do vi khuẩn đã ăn mòn lớp men răng bên ngoài. Hệ vi sinh rất cần thiết cho răng miệng nhưng khi chúng ra ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa đường và axit, hệ vi sinh có thể mất cân bằng và tạo ra các hại khuẩn. Hại khuẩn này bám dính vào răng, tiết ra axit và dẫn đến sâu răng. Để điều trị, nha sĩ sẽ trám răng để ngăn chặn các cơn đau nhói ở răng.

2. Áp-xe răng

Khi tủy răng bị chết sẽ hình thành một túi vi khuẩn và mủ, gọi là áp-xe răng. Nhiễm trùng hoặc viêm răng đều có thể tạo ra áp-xe răng. Răng bị tổn thương có thể dẫn đến áp xe răng nếu không được điều trị nhanh chóng. Điều này xảy ra khi sâu răng hoặc vết nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào răng.

3. Nứt răng

Nứt răng xảy ra khi bạn cắn vào một vật cứng với lực mạnh. Nứt răng cũng có thể xảy ra khi bạn bị ngã hoặc bị chấn thương. Nứt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây kích thích lên ngà răng, gây nhiễm trùng tủy, khiến răng đau nhói.

4. Hỏng miếng trám răng

Khi nhai cắn những vật cứng hoặc nghiến răng, bạn có thể vô tình làm hỏng miếng trám răng. Nha sĩ có thể điều trị bằng cách thay thế miếng trám khác cho răng.

5. Nhiễm trùng nướu

Nhiễm trùng nướu còn được gọi là viêm nướu. Nướu bị nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh nướu răng hoặc viêm nha chu. Bệnh nướu răng là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn.

Nhiễm trùng nướu có thể được gây ra bởi những vấn đề sau:

   + Không vệ sinh răng miệng đúng cách

   + Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất

   + Hút thuốc

   + Thay đổi nội tiết tố

   + Một số loại thuốc

   + Bệnh tiểu đường

   + Ung thư và điều trị ung thư

Vi khuẩn từ nướu bị nhiễm trùng có thể tích tụ xung quanh chân răng. Điều này có thể gây nhiễm trùng mô nướu dẫn đến đau răng. Bệnh nướu răng có thể khiến nướu bị co lại khỏi răng. Nó cũng có thể phá vỡ xương giữ răng đúng vị trí và làm lung lay răng, gây sâu răng.

6. Nghiến răng

Nghiến răng thường xảy ra trong khi ngủ. Nghiến ra xuất hiện khi bạn bị căng thẳng, do di truyền hoặc do cơ hàm phát triển quá mức. Nghiến răng có thể gây đau răng, nướu và hàm, dẫn đến xói mòn răng. Điều này làm tăng nguy cơ sâu răng, đau răng và gãy răng.

7. Mọc răng

Mọc răng có thể gây đau nướu, hàm và các răng xung quanh. Điều này có thể xảy ra ở các trường hợp như: trẻ sơ sinh mọc răng sữa, trẻ em mọc răng vĩnh viễn và người lớn mọc răng khôn.

8. Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây đau răng nhói bao gồm:

   + Thức ăn hoặc mảnh vụn mắc kẹt giữa kẽ răng

   + Lệch khớp cắn

   + Nhiễm trùng xoang

9. Khi nào cần gặp nha sĩ

Nhiễm trùng răng có thể lan đến xương hàm và các khu vực khác trên mặt, cổ họng và đầu. Hãy khám răng ngay nếu bạn có các triệu chứng khác kèm theo đau răng, bao gồm:

   + Đau răng kéo dài hơn một ngày

   + Đau răng khi cắn hoặc nhai

   + Đau răng kèm nóng sốt

   + Nướu đỏ, sưng tấy

   + Có mùi vị khó chịu

   + Khó nuốt

10. Cách tự chăm sóc khi bị đau răng

Thực hiện các cách sau để làm dịu cơn đau nhức răng nếu bạn không thể gặp nha sĩ ngay lập tức:

   + Súc miệng bằng nước muối ấm.

   + Dùng chỉ nha khoa loại bỏ thức ăn hoặc mảng bám giữa các kẽ răng.

   + Chườm lạnh lên hàm hoặc má.

   + Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen.

   + Hãy thử các biện pháp trị đau răng tại nhà như dùng dầu đinh hương để làm tê nướu.

← Bài trước Bài sau →
back to top