Tổng hợp 10 nguyên nhân gây hôi miệng ở người trưởng thành

Tổng hợp 10 nguyên nhân gây hôi miệng ở người trưởng thành

Hôi miệng chính là một nỗi niềm trăn trở khó nói của người trưởng thành. Hôi miệng khiến tôi cũng như bạn đều cảm thấy xấu hổ và mất tự tin trong giao tiếp với người khác, và đặc biệt gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt đời sống hằng ngày khi cần tiếp xúc xã giao trong công việc và với người khác giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Tìm được nguyên nhân thì sẽ dễ dàng ngăn ngừa và điều trị. Tuy nhiên, chính bản thân chúng ta cũng có khi không biết được nguyên nhân do đâu khiến chúng ta bị hôi miệng. Bài viết dưới đây, Ecare sẽ tổng hợp những nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho hơi thở một người trưởng thành có mùi khó chịu.  

1. Khô miệng

Người trưởng thành thì chắc chắn không thể tránh khỏi những bữa tiệc rượu xã giao với bạn bè và cần thiết cho công việc. Chúng ta cứ tham gia tiệc tùng và uống rượu bia, hút thuốc, ăn những thực phẩm đầy đủ hương vị mà không viết rằng những buổi tiệc này để lại nhiều vấn đề hơn bạn tưởng. Khác hoàn toàn với nước lọc, rượu bia hay các loại nước giải khát có gas khác sẽ làm khô khoang miệng, kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn không uống rượu bia, nhưng uống cà phê hoặc nước uống có chứa caffeine, ăn cay, hút thuốc... cũng sẽ làm hôi miệng. Khoang miệng bị khô do tuyến nước bọt ít hoạt động trong khi ngủ cũng chính là nguyên nhân làm cho hơi thở không được "thơm tho cho lắm" khi mới thức dậy.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Rượu bia là một nguyên nhân gây ra hôi miệng ở người trưởng thành

 2. Không thường xuyên cạo lưỡi

Khi chăm sóc răng miệng, chúng ta thường chỉ có thói quen chăm sóc răng và nướu mà bỏ quên chăm sóc lưỡi. Lâu ngày, vi khuẩn tích tụ trên lưỡi mà không được loại bỏ sẽ dẫn đến hôi miệng. Vì thế, bạn nên vệ sinh lưỡi thường xuyên hơn bằng bàn chải hoặc tốt nhất là bằng cây cạo lưỡi. Bạn hãy luyện tập thói quen cạo lưỡi mỗi ngày một lần. Khi dùng dụng cụ cạo lưỡi, bạn không nên sử dụng những sản phẩm có chất liệu bằng nhựa cứng hoặc bằng kim loại vì nhựa cứng giòn dễ gãy còn kim loại thì khá bén, đều sẽ dễ gây tổn thương đến lưỡi.

3. Khẩu phần ăn thiếu Carbonhydrate

Nhiều người trưởng thành ngày nay có xu hướng giảm cân thông qua các khẩu phần ăn cắt giảm chất béo và carb. Khi bạn cắt giảm carbonhydrate và tăng cường lượng protein vào khẩu phần ăn, cơ thể sẽ bắt đầu đốt chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này tạo nên những hợp chất gọi là ketones gây hôi miệng. Trong trường hợp này, dù bạn có thói quen vệ sinh răng miệng tốt hơn đi nữa thì cũng không giải quyết được vấn đề. Điều bạn nên làm là ngụy trang hơi thở của mình bằng các loại sản phẩm giúp thơm miệng tại chỗ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên ăn uống điều độ, đủ chất, việc cắt giảm khẩu phần ăn chỉ nên thực hiện song song với việc tập thể dụng khi có sự hướng dẫn của huấn luyện viên.

4. Bị cảm lạnh

Các loại bệnh nhiễm trùng hô hấp chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản... ngoài việc làm bạn khó chịu còn khiến bạn bị hôi miệng. Khi bị viêm đường hô hấp, chất nhầy hay mủ, dịch do viêm nhiễm là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi và phát triển. Khi bị viêm đường hô hấp, bạn sẽ không tránh khỏi bị nghẹt mũi. Lúc này, bạn phải thở bằng miệng như một phản xạ tự nhiên và chắc chắn rằng bạn sẽ lại bị khô miệng. Và bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn: khô miệng lại gây ra hôi miệng.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Cảm cúm cũng có thể làm hôi miệng

5. Viêm loét dạ dày do vi khuẩn

Khi bị viêm loét dạ dày, có một loại vi khuẩn gây viêm loét gọi là Helicobater Pylori có khả năng gây nên vấn đề hôi miệng (theo nghiên cứu của tạp chí Y Học Vi Sinh). Để giảm thiểu hôi miệng do viêm loét dạ dày, bạn chỉ cần điều trị và loại bỏ vi khuẩn này là được. Bạn có thể đi xét nghiệm HP và bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị (nếu có).

6. Bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc

Bạn có biết rằng hiện nay có đến trên 400 loại thuốc (kê đơn và không kê đơn) như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chữa dị ứng... có thể làm khô miệng. Nước bọt rất quan trọng với sức khỏe răng miệng vì có khả năng rửa trôi thức ăn và vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng. Nếu bị bệnh thì việc dùng thuốc điều trị là điều tất yếu. Chắc chắn bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước và nhai kẹo cao su để kích thích tuyến nước bọt nhằm hạn chế tối các bệnh lý răng miệng cũng như giảm hôi miệng do thuốc. Ngoài ra, có một vài loại nước súc miệng chuyên dụng có thể giúp ích phần nào cho tình trạng này.

7. Sỏi amidan

Sỏi Amidan thật ra là hỗn hợp các mô tế bào chết, chất nhày, mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ cứng, nằm lại trong vùng giữa lưỡi và amidan. Sỏi amidan thường gây hôi miệng. Bạn có thể hạn chế hình thành sỏi amidan bằng cách sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối mỗi ngày. Khi đã bị sỏi amidan, tùy theo mức độ mà nha sĩ sẽ lựa chọn một phương án điều trị riêng cho từng người.

8. Ăn trái cây khô

Vi khuẩn gây mùi khó chịu trong khoang miệng lại tiêu hóa đường, nhờ đường mà sinh sôi phát triển. Khác với trái cây tươi, trái cây khô có lượng đường rất cao. Chỉ 1/4 chén nhỏ nho khô có thể chứa đến 25gr đường, trong một lượng mơ khô tương tự có chứa đến 17gr đường... Điều này tương tự như bạn cho vào miệng 4-5 muỗng đường tinh cùng một lúc. Thêm vào đó, những mảnh thừa của trái cây khô rất dễ dính lại trên kẽ răng tăng mức độ hình thành mảng bám gây ra nhiều vi khuẩn gây hôi miệng hơn. Vì thế, bạn hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt sau các bữa ăn để hạn chế hôi miệng.

Nguyên nhân gây ra hôi miệng
Trái cây khô chứa rất nhiều đường, gián tiếp dẫn đến hôi miệng.

9. Trào ngược axit dạ dày

Bệnh trào ngược axit dạ dày có hai triệu chứng: chứng hôi miệng bắt nguồn từ thực phẩm chưa kịp tiêu hóa và trào ngược lên thực quản; hoặc các cơn kích thích dạ dày do axit tiết ra sau khi ăn. Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng hãy đi khám càng sớm càng tốt nhé.

10. Răng bị nứt và trám răng

Các vết nứt trên răng có thể làm cho thức ăn thừa bị kẹt lại, sản sinh vi khuẩn, gây sâu răng, viêm nướu và hôi miệng. Trám răng bị lỗi hoặc răng giả không vừa vặn có thể gây ra vấn đề tương tự. Do đó, việc vệ sinh răng miệng và khám răng định kỳ luôn là điều cần thiết.

Với bài viết về 10 nguyên nhân thường gặp dẫn đến hôi miệng của người trưởng thành, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn tình trạng hôi miệng của mình xuất phát từ vấn đề gì cũng như làm cách nào để khắc phục tình trạng khó xử này trong cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn đã tham khảo mà vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên nhân và giải pháo cho vấn đề hôi miệng, bạn hãy nhắn tin ngay cho đội ngũ tư vấn viên Ecare Store để được chăm sóc và tư vấn các sản phẩm và giải pháp phù hợp với bạn nhé.

← Bài trước Bài sau →
back to top