Bạn có biết rằng ngoài sâu răng thì còn nhiều vấn đề bệnh lý khác của vùng miệng khiến cho người mắc phải luôn chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu. Cũng có thể là bạn đang phải chịu đựng những căn bệnh này nhưng lại không biết nó gọi là gì. Hãy cùng mình điểm lại những bệnh răng miệng này và những gì tiềm ẩn phía sau những cơn đau nhức khó chịu ở vùng miệng.
1. Sưng loét miệng
Sưng loét miệng còn gọi là rộp mụn nước. Bệnh này có thể lây lan qua tiếp xúc hoặc dùng chung dụng cụ cá nhân với người bệnh. Bạn có thể sử dụng các loại gel bôi chuyên dụng sát khuẩn vùng miệng để làm giảm bớt khó chịu và tăng tốc độ chữa lành. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị sưng loét miệng thì nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân phía sau và để được bác sĩ kê một toa thuốc điều trị.
2. Bệnh tưa miệng
Tưa miệng là một căn bệnh thường gặp ở người già và trẻ em do nhiễm phải nấm Candida. Ở người già và trẻ em, họ có hệ miễn dịch kém vì thế mà tạo điều kiện cho nấm phát triển. Ngoài ra, thuốc kháng sinh, bệnh tiểu đường hoặc tác dụng phụ của một vài loại thuốc cũng góp phần làm cho loại nấm này sinh sôi. Khi bị tưa miệng, bạn nên đi khám tại bệnh viện lớn hoặc các phòng mạch uy tín để đảm bảo được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
3. Lưỡi mọc lông đen
Khi nghĩ đến một người với một mặt trên của lưỡi đen xì thì thật đáng sợ. Tình trạng lưỡi mọc lông đen xảy ra khi các gai lưỡi phát triển dài, khiến cho vi khuẩn bị vướng lại trong miệng, gây ra tình trạng lưỡi trông giống như có lông đen. Mặc dù vậy nhưng bệnh không gây đau nhức. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, thường là do dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, uống nhiều rượu bia hoặc cà phê và miệng không tiết đủ nước bọt. Mặc dù nhìn có vẻ đáng sợ, nhưng việc phòng ngừa lại cực kỳ đơn giản, chỉ việc cạo lưỡi thường xuyên sẽ tránh được tình trạng này. Nếu để tình trạng nặng hơn, người bệnh phải điều trị bằng thuốc.
4. Loét áp-tơ vùng miệng
Vết loét áp-tơ có thể xuất hiện trên lưỡi, má và nướu và thường kéo dài một đến hai tuần. Các chuyên gia cho rằng, loét áp-tơ là do tác động của dị ứng, nhiễm trùng, thiếu vitamin và các yếu tố gây kích ứng khác. Các vết loét thường gây đau rát trong miệng. Vết loét nghiêm trọng có thể được điều trị bằng kem bôi gây tê, thuốc kê đơn, thậm chí điều trị bằng laser.
5. Bệnh Leukoplakia
Leukoplakia là một dạng phản ứng với các kích thích của dị vật như gắn hàm giả, hút thuốc... Leukoplakia xuất hiện dưới dạng các mảng trắng hoặc mảng bám trong miệng, thường không gây đau và cũng không loại bỏ được. Leukoplakia là một dạng bệnh mãn tính, nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Leukoplakia cũng có thể ảnh hưởng đến da, da đầu, móng tay và bộ phận sinh dục. Bạn cần phải theo dõi khi thấy các mảng bám trở nên nhiều hơn cùng với các thay đổi khác trong miệng. Tốt nhất, bạn nên đi khám tại các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
6. Lichen Planus (Bệnh Liken Phẳng)
Lichen Planus là một dạng phát ban hiếm gặp trông như những mảng ren trắng hoặc vết sưng đỏ trong má và lưỡi. Vì hiếm gặp và ít có cơ sở nghiên cứu nên không ai rõ nguyên nhân của bệnh. Nếu bị nhẹ, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Nếu bị nặng, bệnh sẽ gây đau và bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi sát khuẩn.
7. Lưỡi bản đồ (geographic tongue)
Tình trạng này xảy ra khi một vài vị trí trên lưỡi bị thiếu các nụ lưỡi làm cho bề mặt lưỡi có hình dạng lồi lõm từng mảng lớn như bản đồ. Các vết này có thể thay đổi hình dáng và vị trí chỉ trong vài giờ cho đến vài phút. Bệnh lưỡi bản đồ gần như vô hại, các vết xuất hiện và biến mất mà không cần điều trị. Trong trường hợp bị đau rát, bạn có thể giảm đau bằng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc các loại thuốc chống viêm.
8. Ung thư miệng
Ung thư miệng có một số triệu chứng như sau: một vài vết loét miệng không biến mất, tê mặt, miệng, cổ... không rõ nguyên nhân. Gặp khó khăn khi nhai, nuốt, nói chuyện. Các nguyên nhân có thể do hút thuốc lá, uống nhiều rượu, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Ung thư miệng cũng liên quan tới virus papilloma (HPV). Ung thư miệng được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa được.
9. Hội chứng thái dương hàm
Hội chứng thái dương hàm là một căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều vấn đề phải giải quyét gây ra căng thẳng trong suy nghĩ. Hội chứng thái dương hàm có thể gây đau vùng hàm, mặt, tai và cổ, gây nhức đầu, khó nuốt, chóng mặt. Thói quen nghiến răng do căng thẳng hoặc chấn thương vùng đầu cổ đều có thể gây ra hội chứng thái dương hàm. Các phương pháp điều trị bao gồm: nghỉ ngơi giảm bớt áp lực, sử dụng miếng chắn miệng. Đôi lúc nếu hội chứng ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, bác sĩ sẽ phải dùng thuốc để điều trị hoặc thậm chí phải phẫu thuật khớp thái dương hàm.
10. Mẻ răng
Nứt răng, vỡ răng có thể do nhai kẹo, đá cứng, nghiến răng, uống nước nóng lạnh thường xuyên... Có thể bạn không cần để tâm đến những vết nứt nhỏ nhưng những tổn thương lớn hơn có thể gây ra ảnh hưởng vĩnh viễn đến răng miệng. Với các tổn thương lớn trên răng, nha sĩ hoàn toàn có thể chỉnh hình và phục hình răng cho bạn bằng cách bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer.
11. Bệnh amalgam tattoo
Có bao giờ bạn phát hiện một vết sạm nhỏ màu xanh xám trong miệng sau khi thực hiện một phẫu thuật nha khoa? Các vết sạm nhỏ này được gọi là amalgam tattoo. Các vết sạm này xuất hiện khi chất bạc nhiễm vào các mô mềm trong miệng làm xuất hiện các vết màu xanh sạm như hình xăm nhỏ. Amalgam tattoo không gây hại nhưng nếu những đốm xanh phát triển và thay đổi màu sắc, nó có thể là một dạng bệnh lý khác. Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
12. Bệnh viêm nướu
Vi khuẩn và mảng bám có xu hướng tích tụ dọc theo đường viền nướu răng. Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu. Các triệu chứng bao gồm nướu sưng đỏ và chảy máu. Chỉ cần bạn tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách là có thể ngăn ngừa bệnh phát triển thành viêm nha chu. Hút thuốc, chế độ ăn không lành mạnh, căng thẳng... có thể làm cho bệnh phát triển tiêu cực hơn.
13. Viêm nha chu
Giai đoạn tiếp theo của bệnh về nướu là viêm nha chu, hay còn gọi là nhiễm trùng nướu. Tình trạng viêm gia tăng khiến nướu bị tụt, hình thành các túi giữa răng và nướu. Những túi nha chu này làm cho cao răng, mảng bám và vụn thức ăn bị mắc kẹt bên trong dẫn đến nhiễm trùng và áp-xe. Bệnh viêm nha chu phát triển có thể gây tiêu xương và mất răng ở người lớn. Khi bị viêm nha chu, bạn hãy điều trị ngay.
14. Bỏng aspirin
Trước đây, khi bị đau răng, có người giảm đau bằng cách đặt một viên aspirin vào chỗ đau. Người ta làm thế với hy vọng rằng có thể nhanh chóng giảm đau, nhưng thay vì giảm đau, chất axit trong aspirin làm đốt cháy mô mềm trong miệng tạo thành một vết thương sần sùi màu trắng trên nướu. Vết bỏng do aspirin sẽ lành sau khoảng hai tuần. Ngăn ngừa bỏng aspirin lại càng đơn giản hơn: hãy nuốt ngay viên thuốc, đừng ngậm. Tác dụng của việc ngậm và uống đều như nhau.
15. Sâu răng, áp-xe, đổi màu răng
Dùng chỉ nha khoa, chải răng, súc miệng hằng ngày và kiểm tra răng miệng định kỳ giúp ngăn ngừa các vấn đề răng miệng. Nhiễm trùng răng có thể lan đến mặt, hộp sọ, thậm chí đến máu. Do đó, đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay, càng sớm càng tốt nếu bạn bị đau răng, sốt, đau tai, hoặc đau khi mở miệng.
16. Hôi miệng
Không chải răng thường xuyên tạo điều kiện cho mảnh vụn thức ăn tích tụ lại trên răng, hình thành vi khuẩn và gây hôi miệng. Hôi miệng dai dẳng hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng có thể do khô miệng, sâu răng, viêm nướu hoặc tiểu đường. Chúng ta ngăn ngừa hôi miệng bằng cách thường xuyên chải răng, cạo lưỡi, vệ sinh kẽ răng, súc miệng bằng các loại nước súc miệng diệt khuẩn hằng ngày, thường xuyên uống nước để tránh các tác nhân làm thức ăn vụn đọng lại trong khoang miệng. Đôi khi, nếu vấn đề vẫn không được giải quyết thì hãy đi khám để có được lời khuyên từ nha sĩ.
Với 16 vấn đề răng miệng được trình bày bên trên, nếu chẳng may bạn gặp phải một vấn đề nào trong số đó, hãy đặt lịch hẹn với nha sĩ hoặc khám tại bệnh viện ngay nếu tình trạng nghiêm trọng. Để phòng ngừa những vấn đề răng miệng do vi khuẩn và mảng bám gây ra, bạn hãy thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách và đảm bảo ăn uống một chế độ ít đường, hạn chế những thực phẩm có khả năng làm bám dính lên răng. Nếu cần được tư vấn phương pháp chăm sóc răng miệng cùng các sản phẩm giúp vệ sinh sạch mảng bám răng, bạn hãy liên hệ ngay Ecare Store tại hotline và fanpage.