Chảy máu chân răng có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả bạn. Vào một ngày nào đó, bạn chải răng và phát hiện thấy một ít máu trên răng. Việc này có xấu không? Chúng ta có nên gọi điện ngay cho bác sĩ không? Điều gì đang xảy ra vậy? Chúng ta hãy cùng phân tích các nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng, những điều cần làm và phương pháp phòng ngừa.
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của viêm nướu, cũng có thể do bàn chải lông cứng hoặc các thiết bị cứng khác gây ra vết thương cơ học trên nướu. Việc chảy một ít máu trên chân răng cũng không có gì phải quá lo lắng nhưng nguyên nhân của nó cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu phát hiện sớm thì bệnh về nướu có thể được điều trị bằng việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Bộ ba hỗ trợ tốt nhất cho việc ngăn ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu chính là: bàn chải lông mềm, bàn chải single, bàn chải kẽ. Bàn chải điện cũng là một thiết bị lý tưởng nhưng người dùng cần lưu ý đến độ cứng và cơ chế chuyển động của thiết bị.
Chảy máu chân răng do đâu?
Bên trong khoang miệng có chứa nhiều mạch máu. Các mạch máu lơn hơn ở bên dưới răng, lưỡi và đỉnh miệng. Những mạch máu nhỏ hơn thường ở nướu răng.
Các mạch và mao mạch này rất cần thiết cho việc chữa lành và tái tạo sức khỏe tổng thể răng miệng. Sẽ luôn có máu lưu thông bên dưới bề mặt nướu và niêm mạc miệng.
Đôi khi các mô mềm trong miệng bị viêm do vết xước, bỏng hoặc bị hỏng... khiến cho cơ thể phản ứng miễn dịch và đưa thêm máu mang tế bào miễn dịch và các tác nhân phục hồi đến để khôi phục các tổn thương.
Luôn có nhiều mạch máu bên dưới bề mặt nướu răng
Điều gì có thể làm chảy máu chân răng?
Các mô mềm trong khoang miệng (bao gồm cả nướu răng) dễ bị tổn thương vật lý. Nếu bạn nhai một mẫu bánh mì khô cứng hoặc vô ý chọc nĩa vào nướu khi đang ăn thì nướu dễ dàng bị chảy máu.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng: nếu nướu khỏe mạnh dù bị tổn thương vật lý thì máu cũng không chảy nhiều và nướu có màu nhạt hơn; nếu nướu đã bị viêm, việc tác động lên nướu sẽ gây kích động nhiều hơn, chảy máu nhiều hơn do tình trạng viêm làm cho cơ thể tăng số lượng mạch máu và khối lượng mô tổng thể tại vùng viêm.
Viêm làm cho cơ thể tăng số lượng mạch máu và khối lượng mô tổng thể.
Kết quả là nếu bị viêm, bạn dễ dàng bị chảy máu chân răng khi nhai thức ăn hoặc đánh răng bằng bàn chải cũ hoặc có lông cứng. Nhưng bạn cũng đừng hoảng sợ. Hãy xem đó là một dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết rằng đã đến lúc bạn nên thăm khám nha sĩ và kiểm tra nướu.
Chải răng có thật sự làm tổn thương nướu?
Ngay cả khi không bị viêm, lông bàn chải cứng có thể tổn thương đến răng và nướu của bạn. Bên cạnh đó, một mối nguy hại khác đối với răng miệng khi sử dụng bàn chải lông cứng đó là sự xói mòn men răng và tụt nướu.
So sánh bàn chải cứng và bàn chải mềm
Một số người có thói quen dùng lực mạnh để chải răng. Khi điều này kết hợp với bàn chải lông cứng, chắc chắn sẽ gây tổn thương lên răng và nướu. Tụt nướu và mòn men răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây ra ê buốt, khó chịu.
Chảy máu chân răng có hại như thế nào?
Tự bản thân việc chảy máu chân răng thì không có gì đáng ngại vì chỉ với một lượng máu rất nhỏ và ngừng chảy rất nhanh. Các mạch máu trong miệng rất nhỏ và đông lại rất nhanh làm cho các tổn thương được chữa lành rất nhanh theo.
Còn nếu bạn bị chảy máu nhiều trong khoảng thời gian dài thì thường là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Để biết rõ giai đoạn bệnh lý, bạn cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra.
Bên cạnh tình trạng viêm, chảy máu chân răng kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của chấn thương như gãy răng, gãy xương, nhưng chắc chắn bạn sẽ biết rõ vì nó luôn kèm theo cảm giác rất đau.
Viêm nướu là gì?
Luôn có rất nhiều mảng bám trong khoang miệng của một người. Các mảng bám thường chứa nhiều vi khuẩn và là môi trường sống của vi khuẩn trên răng. Khi vi khuẩn hoạt động, chúng sản sinh chất độc. Khi các chất độc này tiếp xúc với răng, chúng làm xói mòn men răng và gây sâu răng. Còn khi chất này tiếp xúc với nướu sẽ gây viêm nướu, đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể với các các hóa chất nguy hiểm.
Mảng bám thường hình thành và tồn tại trên răng trong khoảng thời gian dài. Mảng bám càng nhiều thì độc tố càng nhiều. Độc tố càng nhiều dẫn đến viêm nhiễm càng nhiều và do đó khiến nướu dễ bị tổn thương.
Về lâu dài, nướu bị tổn thương nhiều đến mức có thể tự hình thành các vết loét, thậm chí tự chảy máu. Tuy nhiên nếu chải răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên thì ít nhất chúng ta cũng phát hiện ra vấn đề trước khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này. Một khi sâu răng và viêm nướu trở nên tràn lan thì răng và nướu sẽ bị ăn mòn theo đúng nghĩa đen. Nhưng trong giai đoạn đầu, bệnh nướu răng có thể dễ dàng hồi phục, vì thế điều quan trọng nhất là phải kiểm tra và để ý các dấu hiệu.
Bạn càng sớm phát hiện ra chảy máu chân răng, sớm đến khám răng, kiểm tra nướu và đảm bảo các thói quen vệ sinh răng miệng thì khả năng điều trị dứt điểm và phục hồi càng cao. Sử dụng một cây bàn chải phù hợp là rất quan trọng. Bàn chải răng phải mềm, mật độ lông dày, còn bàn chải kẻ răng phải đúng kích cỡ cho các kẽ răng.