Bạn có bao giờ bị sưng nướu quanh răng chưa? Có đôi lúc, khi chải răng buổi sáng hoặc vệ sinh kẽ răng buổi tối, bạn đứng trước gương và nhận ra nướu bị sưng đỏ quanh một hoặc một vài chiếc răng. Sưng nướu răng tuy không phổ biến, nhưng cũng không phải là bất thường. Nguyên nhân sưng nướu quanh chân răng có thể do nhiều vấn đề khác nhau. Nếu bạn đang bị sưng nướu răng và hoang mang không biết nguyên nhân, hãy xem ngay bài viết bên dưới cùng Ecare.
1. Tại sao nướu quanh chân răng bị sưng?
Như đầu bài đã nói, sưng nướu quanh chân răng có rất nhiều nguyên nhân. Có thể chỉ đơn giản là do bạn có thói quen vệ sinh kém, nhưng cũng có thể đấy là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm nướu hoặc áp-xe nướu.
a. Thói quen vệ sinh kém
Nếu thói quen chăm sóc răng miệng của bạn không tốt, không thường xuyên chải răng và vệ sinh kẽ răng, những mảnh vụn thức ăn sẽ động lại nhiều trên răng và nướu. Những mảnh vụn thức ăn này sẽ chuyển hóa thành mảng bám chứa đầy vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu. Dấu hiệu cho thấy bạn vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách bao gồm nướu có màu khác thường như nhợt nhạt hoặc bị sưng đỏ, chảy máu chân răng khi chải răng, rò rỉ mủ từ nướu răng, răng bị lung lay,miệng xuất hiện vị khó chịu gây ra hôi miệng.
b. Bệnh nướu răng
Có nhiều trường hợp do vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn xâm nhập và lây nhiễm vào các mô nướu quanh răng, gây ra viêm nướu, nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu. Theo thống kê, trên thế giới có đến trên 60% người từ 30 tuổi trở lên bị mắc các bệnh về nướu và có nguy cơ cao tiến triển sang viêm nha chu. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm nướu bao gồm: nướu mềm hơn bình thường, chảy máu nướu, tụt nướu, răng lung lay và nhạy cảm.
c. Răng bị áp-xe
Khi răng bị sâu quá lâu mà không được điều trị, vi khuẩn sẽ lây nhiễm vào bên trong răng thông qua lỗ sâu này gây ra áp-xe răng. Các triệu chứng của áp-xe răng bao gồm đau nhức răng, sưng nướu, sưng hàm kèm với sốt. Nếu bạn nghi ngờ mình bị áp-xe răng, hãy đến ngay phòng nha để được khám và điều trị. Bạn nên lưu ý răng, vấn đề nhiễm trùng sẽ không tự biến mất, nếu không được điều trị, bệnh sẽ lan đến xương quai hàm, thậm chí là những vùng khác trên cơ thể, dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
2. Viêm nướu
Có thể bạn đã biết rằng, trong khoang miệng của chúng ta chứa đầy vi khuẩn. Vi khuẩn kết hợp với các thành phần khác trong miệng tạo thành mảng bám trên răng và nướu. Nếu mảng bám tích tụ lâu ngày mà không được vệ sinh thường xuyên bằng cách chải răng và vệ sinh kẽ răng, chúng sẽ cứng lại thành cao răng. Cao răng tích tụ lại trên viền nướu gây kích ứng nướu, nướu bị sưng đỏ và chảy máu, gọi là viêm nướu. Một khi viêm nướu không được điều trị sẽ chuyển thành dạng bệnh nướu răng nghiêm trọng hơn, gọi là viêm nha chu. Viêm nha chu sẽ khiến răng lung lay, nhạy cảm, nướu sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng, cổ chân răng lộ ra nhiều. Viêm nha chu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập răng nướu nhiều hơn, gây ra nhiễm trùng răng và nướu. Nếu không được điều trị, các triệu chứng bắt đầu nghiêm trọng hơn nữa, gây tổn thương mô mềm và xương giữ răng, thậm chí làm ảnh hưởng đến xương hàm.
3. Các nhân tố làm tăng tính rủi ro mắc bệnh nướu răng
Tất cả chúng ta, nếu không vệ sinh răng miệng tốt, đều có khả năng mắc phải bệnh nướu răng. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ dễ mắc bệnh viêm nướu hơn bình thường và đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn bình thường. Những trường hợp đó bao gồm:
+ Người nghiện thuốc lá
+ Người mắc bệnh tiểu đường
+ Người đang bị các vấn đề làm suy giảm hệ miễn dịch (chẳng hạn như bệnh AIDS)
+ Người đang bị stress hoặc trầm cảm
+ Người có răng khấp khểnh, không đều
+ Người đang điều trị bệnh khác bằng một vài loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng.
+ Người có người thân trong gia đình bị viêm nướu (tính di truyền)
+ Người đang đeo khí cụ chỉnh nha hoặc có can thiệp thẩm mỹ nha khoa với implant, veneer, hàm giả...
Stress cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu
4. Các biện pháp khắc phục tại nhà khi bị sưng nướu quanh răng
a. Súc miệng với nước muối
Đã từ lâu, nhiều người sử dụng nước muối để súc miệng như là một phương pháp chăm sóc răng miệng tiết kiệm mà hiệu quả. Đối với việc điều trị viêm nướu, viêm nha chu, súc miệng với nước muối cũng mang đến sự hỗ trợ tốt. Bạn có thể súc miệng 2-3 lần/ngày với nửa thìa muối pha vào một cốc nước nhỏ. Súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
b. Sử dụng nước súc miệng chứa tinh dầu tràm trà
Dầu tràm trà có nhiều tác dụng trong việc giảm viêm và việc sử dụng nước súc miệng chứa loại tinh dầu này rất hiệu quả trong việc giảm chảy máu, giảm sưng viêm do viêm nướu. Chỉ cần súc miệng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
c. Gel bôi chiết xuất từ nghệ
Các sản phẩm có thành phần chính từ nghệ có khả năng ngăn ngừa mảng bám và viêm nướu. Sau khi chải răng và súc miệng với nước sạch, bạn có thể bôi gel nghệ lên nướu răng, để cho gel thấm vào nướu trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước và nhổ ra.
5. Ngăn ngừa sưng nướu quanh răng
Không có gì quan trọng hơn phòng bệnh. Điều bạn có thể làm để ngăn ngừa sưng nướu quanh răng chính là chăm sóc răng miệng đúng cách và đều đặn. Bạn nên thực hiện các bước sau đây để vệ sinh răng miệng thật tốt:
+ Chải răng mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể thêm một lần chải răng sau khi ăn trưa.
+ Vệ sinh kẽ răng ít nhất 1 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Nên khám răng định kỳ mỗi năm 2 lần để kiểm tra và cạo vôi răng.
Sưng viêm nướu quanh chân răng có thể là một triệu chứng của viêm nướu. Bệnh viêm nướu dễ mắc phải nhưng cũng dễ điều trị. Bạn chỉ cần chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng hằng ngày là có thể ngăn ngừa, thuyên giảm, thậm chí điều trị dứt điểm viêm nướu. Để chăm sóc răng miệng tốt hơn, bạn có thể tham khảo các phương pháp chăm sóc răng miệng theo tiêu chuẩn iTop của Châu Âu và tìm mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng tốt tại Ecare Store. Bạn có thể liên ngay với chúng tôi tại hotline 0949.910.539 hoặc inbox messenger fanpage Ecare Store.