Phải làm gì khi trẻ nhỏ bị sứt mẻ răng?

Phải làm gì khi trẻ nhỏ bị sứt mẻ răng?

Đối với các bố mẹ có con nhỏ, nụ cười đáng yêu của con là một trong những điều thú vị nhất, đáng quý nhất. Nhưng nếu bé bị thương và dẫn đến sứt mẻ một chiếc răng, bạn sẽ lo lắng không thôi vì sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vĩnh viễn. Rất mắn mắn, đối với trẻ nhỏ, răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn vì thế dù răng sữa có một vài vấn đề nhỏ nhưng miễn là chúng không làm đau trẻ thì chúng cũng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn khi đến tuổi thay răng. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy răng trẻ bị sứt mẻ hoặc những vấn đề nào khác, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ để được khám và xác định nguyên nhân.

1. Tại sao sứt mẻ răng là điều bình thường ở trẻ mới biết đi?

Khi trẻ mới biết đi, trẻ yêu thích khám phá, chạy nhảy và di chuyển khắp mọi nơi. Với tất cả sự hiếu động đó, đi kèm với nó sẽ là những lần bị trượt té, vấp ngã, va chạm... Răng sữa của trẻ khá nhỏ va dễ gãy. Trường hợp trẻ va chạm phải vùng mặt thì rất dễ khiến cho răng bị gãy hoặc sứt mẻ.

2. Cần kiểm tra những gì khi phát hiện trẻ bị sứt mẻ răng?

Khi phát hiện trẻ bị sứt mẻ răng, bạn cần giữ bình tĩnh để giúp con bạn thư giãn. Tiếp theo, bạn hãy lưu ý xem con bạn có khó nuốt hay khó thở hay không. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đã nuốt một mảnh răng hoặc điều đó ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ. Nếu điều này thực sự xảy ra, trẻ cần được đưa đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Nếu dường như không có gì nguy hiểm, hãy thử nhìn xung quanh xem bạn có thể xác định được mảnh răng hay không. Những mảnh răng lớn hơn có thể dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng của trẻ có thể vỡ thành từng mảnh nhỏ, gây khó khăn cho việc xác định vị trí. Nếu bạn có thể tìm thấy mảnh vỡ, hãy đặt nó trong một hộp sạch, ngâm trong sữa càng tốt. Nếu bạn không thể tìm thấy các mảnh ghép thì cũng không sao.

3. Những triệu chứng thường gặp ở trẻ sau khi bị sứt mẻ răng

Khi con bạn hồi phục sau bất kỳ tai nạn nào gây ra chiếc răng bị sứt mẻ, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng trong và xung quanh khu vực bị ảnh hưởng, chẳng hạn như nhạy cảm, ê buốt... Ngoài ra, còn có thể xảy ra một vài triệu chứng khác như:

   + Máu chảy ra từ răng hoặc nướu.

   + Đau tại chỗ tổn thương.

   + Sưng tấy trong và xung quanh miệng.

   + Răng bị đổi màu.

   + Khó ăn uống.

   + Biến chứng như sốt, đau mặt, khó ăn, tiếp tục chảy máu, sưng tấy hoặc khó ngủ. Những dấu hiệu này có thể cho thấy con bạn đã bị áp xe răng (nhiễm trùng). Áp xe cần được chăm sóc y tế để nhiễm trùng không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

 

← Bài trước Bài sau →
back to top