Viêm nướu là một loại bệnh lý răng miệng phổ biến. Các triệu chứng của viêm nướu là nướu bị sưng, mềm, đỏ và chảy máu.
Viêm nướu là do vi khuẩn có hại lây lan đến nướu bởi sự tích tụ của mảng bám. Bệnh ảnh hưởng đến bất kỳ ai vệ sinh răng miệng kém.
Vi khuẩn dẫn đến viêm lợi có thể lây lan qua nước bọt. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị viêm lợi, bạn có thể lây lan vi khuẩn đó qua tiếp xúc nước bọt với nước bọt. Nếu sức khỏe răng miệng tổng thể của người bị nhiễm kém, họ có nhiều khả năng bị viêm lợi do tiếp xúc này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem bệnh viêm lợi có lây không và cách giữ gìn sức khỏe răng miệng tốt để tránh bệnh viêm lợi phát triển hoặc lây lan.
1. Nụ hôn có làm lây bệnh viêm nướu hay không?
Nước bọt giúp bảo vệ chống lại một số vi khuẩn mà bạn thường gặp trong miệng. Bạn không có khả năng bị viêm nướu khi hôn nhưng những người có sức khỏe răng miệng kém có thể dễ bị vi khuẩn xâm nhập trong khi hôn. Sự tiếp xúc này kết hợp với sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến viêm nướu.
Trẻ sơ sinh cũng có nhiều nguy cơ bị viêm nướu do hệ miễn dịch đang phát triển. Khi cha mẹ bị viêm nướu hôn lên môi trẻ, có thể lây vi khuẩn sang miệng trẻ.
Trên thực tế, việc lây truyền bệnh viêm nướu từ cha mẹ sang con cái không phải là hiếm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng hơn nếu cha mẹ chúng mắc phải là kết quả của việc tiếp xúc.
2. Chia sẻ đồ uống có làm lây bệnh viêm nướu?
Mặc dù hôn và uống chung đồ uống không giống nhau nhưng nước bọt có thể được trao đổi thông qua cả hai hành động này.
Nếu bạn bị viêm nướu, vi khuẩn trong nước bọt của bạn có thể bám dính trên miệng ly hoặc ống hút mà bạn đã sử dụng. Nếu người khác uống cùng ly hoặc ống hút, vi khuẩn đó có thể lây lan sang miệng của họ.
Một người nào đó sẽ bị viêm nướu khi uống chung cốc với người mắc bệnh phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch và sức khỏe răng miệng của họ. Những người có sức khỏe răng miệng kém hơn dễ bị vi khuẩn lây lan trong miệng hơn.
Nếu bạn bị viêm nướu, điều quan trọng là giảm thiểu việc chia sẻ đồ uống với các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc những người thân yêu cho đến khi tình trạng này đã được điều trị.
3. Bệnh viêm nướu còn lây lan theo cách nào khác không?
Dùng chung dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng hoặc bất cứ thứ gì khác đã cho vào miệng người khác có thể khiến bạn tiếp xúc với nước bọt của họ. Nếu chúng có quá nhiều vi khuẩn trong miệng, bạn có thể tiếp xúc và nhiễm vi khuẩn đó.
Tiếp xúc với vi khuẩn không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị viêm nướu. Tình trạng này thường xảy ra do các vấn đề sức khỏe răng miệng lâu dài. Nếu bạn vệ sinh răng miệng kém, bạn có thể có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn dẫn đến viêm nướu.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn bị viêm nướu, cách tốt nhất để tránh lây lan vi khuẩn là tránh tiếp xúc qua nước bọt. Điều này có nghĩa là hạn chế chia sẻ nụ hôn, đồ uống, đồ dùng hoặc bất cứ thứ gì khác liên quan đến miệng cho đến khi tiến hành điều trị.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa viêm nướu
Ngăn ngừa viêm nướu và các bệnh nha chu khác là một phần quan trọng để giữ cho răng miệng của bạn khỏe mạnh suốt đời. Dưới đây là một số mẹo để giữ vệ sinh răng miệng tốt và ngăn ngừa viêm nướu.
a. Vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng tốt là thực hiện các thói quen lành mạnh, chẳng hạn như chải răng hàng ngày và vệ sinh kẽ răng, giúp giữ cho răng và nướu của bạn ở tình trạng tốt. Vệ sinh răng miệng tốt bao gồm:
+ Chải răng ít nhất hai lần một ngày
+ Vệ sinh kẽ răng ít nhất một lần một ngày
+ Cạo vôi răng định kỳ
Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluoride giúp giữ cho răng sạch sẽ và không bị tích tụ mảng bám, đồng thời dùng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ các mảnh thức ăn và mảnh vụn giữa các kẽ răng. Cả hai thói quen này đều quan trọng để loại bỏ vi khuẩn không mong muốn và giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh.
b. Khám răng định kỳ
Đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần không chỉ cần thiết đối với trẻ em mà người lớn cũng cần được chăm sóc răng miệng thường xuyên.
Cạo vôi răng ít nhất hai lần một năm có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám gây viêm nướu. Nha sĩ cũng có thể khám để chẩn đoán và điều trị bất kỳ vấn đề nào có thể dẫn đến viêm nướu hoặc viêm nha chu.
c. Kiểm tra sức khỏe
Không có gì ngạc nhiên khi có mối liên hệ giữa một khuôn miệng khỏe mạnh và một cơ thể khỏe mạnh. Một số thói quen trong lối sống, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu... có thể dẫn đến sức khỏe răng miệng kém do làm tổn thương các mô nhạy cảm của miệng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm, sưng nướu và viêm nha chu. Một số loại thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn. Ví dụ, thực phẩm giàu chất xơ, như trái cây và rau quả, có thể giúp giữ cho nướu răng của bạn sạch sẽ. Và các loại thực phẩm thúc đẩy sản xuất nước bọt, chẳng hạn như sữa và kẹo cao su không đường, có thể giúp ngăn mảng bám tích tụ trong miệng của bạn.
5. Vệ sinh răng miệng tốt
Vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng, là một phần quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như:
+ Viêm nướu
+ Viêm nha chu
+ Sâu răng
+ Viêm màng trong tim
+ Bệnh tim
+ Biến chứng trong sinh nở
+ Nhiễm trùng phổi
Chải răng thường xuyên, đến gặp nha sĩ để khám răng thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giữ cho miệng - và sức khỏe của bạn - luôn trong trạng thái tuyệt vời.
6. Khi nào cần khám răng
Nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bạn nên lên lịch hẹn với nha sĩ:
+ Nướu bị viêm hoặc sưng
+ Nướu đỏ hoặc mềm
+ Chảy máu chân răng
+ Hơi thở hôi
Những triệu chứng này có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tiềm ẩn đã phát triển thành viêm nướu hoặc viêm nha chu.
Nha sĩ có thể giúp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm nướu của bạn. Sau khi điều trị, bạn sẽ phải giữ vệ sinh răng miệng tốt ở nhà trong khi nướu đang trong quá trình lành bệnh.
Nguổn: Healthline.com