Nhổ răng khôn là một thủ thuật rất phổ biến. Hầu hết chúng ta đều sẽ nhổ răng khôn vì nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do răng khôn mọc lệch gây sưng đau. Ngoài ra, răng khôn cũng cần phải nhổ trước khi thực hiện chỉnh nha. Vì những đặc điểm trên mà thủ thuật này thường thực hiện ở người từ 17 đến khoảng 30 tuổi. Sau khi phẫu thuật, điều quan trọng nhất trong quá trình điều dưỡng là tránh bị nhiễm trùng. Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng trong khoảng thời gian sau phẫu thuật rất quan trọng nên chải răng sau khi nhổ răng khôn là điều cần thiết nhưng bạn phải lưu ý đến quá trình vệ sinh răng miệng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
1. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Mặc dù chỉ là tiểu phẫu, nhưng sau khi nhổ răng khôn, bạn cũng cần phải chăm sóc kỹ lưỡng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ tại phòng nha. Bạn cần tránh tập thể dục hoặc hoạt động mạnh sau khi phẫu thuật. Nếu có thói quen hút thuốc, bạn nên tạm dừng cho đến khi vết thương lành lại.
Sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn, bạn cần phải nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp một ngày rãnh rỗi sau phẫu thuật để thư giãn tại nhà. Khi bạn đến phòng nha thực hiện phẫu thuật, cần phải có một người đi theo để có thể chở bạn về nhà. Phẫu thuật nhổ răng khôn phải dùng thuốc gây mê hoặc gây tê, có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu tự lái xe về nhà.
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn, bạn cần phải ăn thức ăn lỏng và dễ nuốt cho đến khi tình trạng viêm tại vết thương đã giảm bớt. Bạn cũng cần tránh uống nước bằng ống hút trong vài ngày. Nếu bị sưng đau khó chịu, bạn có thể chườm đá lạnh lên hàm hoặc dùng thuốc giảm đau. Cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều.
Bạn có thể chải răng và vệ sinh kẽ răng, nhưng bạn nên sử dụng bàn chải lông siêu mềm dành riêng cho vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, để tránh nhiễm trùng, bạn nên hạn chế chải răng vùng miệng bị tổn thương. Nếu quá đau và khó chịu, bạn có thể ngưng chải rằng vài ngày và dùng nước súc miệng sát khuẩn thay thế. Lưu ý là khi bạn dùng nước súc miệng, cần phải tham khảo ý kiến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Đối tượng nào cần nhổ răng khôn?
Có những người may mắn có hàm răng đều đặn hoặc răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến các răng khác, vì thể sẽ không phải trải qua quá trình nhổ răng khôn. Ngược lại, những người phải thực hiện nhổ răng khôn là do:
+ Răng khôn gây đau nhức và viêm nướu/ hàm.
+ Răng khôn mọc ngầm, mắc kẹt dưới nướu.
+ Răng khôn gây trở ngại cho điều trị nha khoa.
+ Răng khôn mọc lệch, xô đẩy các răng khác về phía trước dẫn đến chen chúc, lệch khớp cắn.
Để biết được bạn có bao nhiêu chiếc răng khôn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bạn cần khám răng định kỳ, chụp X-quang để xác định vị trí của chúng trong hàm.
3. Biến chứng khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn chỉ là một dạng tiểu phẫu. Nhưng dù là tiểu phẫu hay đại phẫu thì cũng có những nguy hiểm và biến chứng của riêng nó. Hầu hết mọi người đều đau nhức và khó chịu sau khi nhổ răng khôn. Cơn đau này thường không kéo dài và có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, nếu cơn đau không giảm bớt, kết hợp với những dấu hiệu như chảy mủ, sưng nặng, hôi miệng, có thể là bạn đã bị nhiễm trùng. Ngoài ra, khi nhổ răng khôn, đôi khi có thể làm tổn thương dây thần kinh và các răng xung quanh, dẫn đến mất cảm giác tạm thời ở lưỡi và mặt. Một biến chứng khác có thể xảy ra là ổ răng khô. Đây là tình trạng vết thương không lành đúng cách sau khi nhổ răng, khiến cho dây thần kinh và mạch máu bị lộ ra ngoài, dễ gây nhiễm trùng. Tình trạng ổ răng khô có thể làm đau lan qua hàm và thái dương.
4. Chải răng đúng cách sau khi nhổ răng khôn
Nha sĩ khuyên rằng, chúng ta nên vệ sinh răng miệng bằng kỹ thuật chải răng thích hợp:
+ Chải răng nhẹ nhàng trong 2 phút, mỗi ngày chải răng 2 lần.
+ Dùng kem đánh răng có chứa Fluoride để ngăn ngừa sâu răng.
+ Chải theo từng vòng tròn nhỏ trên răng để loại bỏ mảng bám
+ Nên kết hợp với vệ sinh lưỡi, vệ sinh kẽ răng và súc miệng.
Trong thời gian chăm sóc sau khi nhổ răng khôn, bạn nên dùng một cây bàn chải mới, sợi lông siêu mềm, chẳng hạn như dòng sản phẩm bàn chải CS Surgical của Curaprox. Bàn chải này cũng nên được thay mới sau khi hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc vết thương sau mổ để tránh tích tụ vi khuẩn. Sau bất kỳ một giai đoạn bệnh tật nào, bạn cũng nên đổi bàn chải mới, đồng thời bạn cũng nên đổi bàn chải mỗi 3-4 tháng sử dụng.