Những điều có thể bạn chưa biết về răng miệng của chính mình

Những điều có thể bạn chưa biết về răng miệng của chính mình

Chúng ta điều biết rằng, phải chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần để ngăn ngừa sâu răng. Chúng ta đều biết rằng, bảo vệ răng miệng là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nhưng có thể có một số điều về răng miệng mà bạn vẫn biết được. Bài viết này sẽ liệt kê một vài điều về răng miệng mà có thể bạn muốn biết.

1. Mỗi người có một dấu răng duy nhất

Dấu vân tay của mỗi người là khác nhau, răng của bạn cũng vậy. Không ai có dấu răng giống ai vì chúng là duy nhất của mỗi người chúng ta. Cũng chính vì đặc điểm này mà hồ sơ nha khoa có thể được dùng để xác định danh tính một người trong các trường hợp cần xác định danh tính hài cốt. Hồ sơ nha khoa chính xác đến mức ngay cả một cặp song sinh có ngoại hình giống hệt nhau thì dấu răng cũng khác nhau.   

2. Răng được ví như tảng băng trôi trên nướu

Một có biết rằng mỗi một chiếc răng có khoảng 1/3 chiều cao nằm bên dưới nướu. Chính vì vậy, khi bạn chăm sóc nướu thật khỏe mạnh cũng đồng nghịa với việc bạn chăm sóc tốt cho răng. Nướu khỏe mạnh phải luôn có màu hồng và săn chắc.

3. Bạn có đến 32 chiếc răng

Bạn có tổng cộng 32 chiếc răng, bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn.

4. Men răng chính là chất cứng nhất trên cơ thể

Lớp ngoài cùng của răng gọi là men răng. Men răng giống như một vỏ bọc cứng, giúp bảo vệ phần còn lại trong răng bao gồm ngà răng và tủy răng. Calcium và Phosphate là hai thành phần chính tạo thành men răng. Men răng thậm chí còn chắc khỏe hơn xương của bạn nhờ các protein và tinh thể cấu thành.


Men răng được hình thành từ Calcium và Phosphate

5. Men răng có thể bị mài mòn

Lớp men răng rất cứng này bao bọc xung quanh để bảo vệ răng nhưng lại có khả năng bị bào mòn theo thời gian, bị nứt hoặc bị khử khoáng dẫn đến sâu răng. Đường và axit là 2 tác nhân lớn nhất gây tổn thương men răng. Hai thành phần này lại có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm hằng ngày. Việc tiếp cận với đường và axit quá nhiều sẽ làm tăng thêm vi khuẩn tấn công men răng, gây ra sâu răng. Các loại thực phẩm chứa đường và axit thường được dùng hằng ngày nhất là nước ngọt và nước trái cây.  

6. Răng vàng có thể do men răng bị tổn thương

Men răng có màu trắng ngà, nó giúp cho răng có vẻ ngoài trắng sáng, tăng thêm nét thẩm mỹ cho khuôn mặt. Nhưng khi men răng bị tổn thương, lớp men răng mỏng đi sẽ để lộ màu vàng của ngà răng bên dưới, làm cho nụ cười của bạn mất đi vẻ đẹp vốn có. Thay vào đó, là một hàm răng bị ố vàng đi kèm với suy giảm sức khỏe răng miệng.

7. Ngà răng có thể tái tạo nhưng men răng thì không

Ngà răng nằm bên dưới men răng và có độ cứng cũng không kém so với xương. Ngà răng bao bọc xung quanh các ống tủy răng để bảo vệ thần kinh răng. Về cơ bản, men răng khi bị tổn thương thì không thể tái tạo hoặc tự chữa lành lại được nhưng ngà răng thì có thể tiếp tục phát triển và tái tạo trong suốt cuộc đời của bạn.

8. Khoang miệng chính là một hệ sinh thái với hơn 300 loại vi khuẩn trú ngụ

Bạn có biết rằng mảng bám chứa hàng triệu con vi khuẩn được tạo thành từ khoảng hơn 300 loài vi khuẩn khác nhau. Trong đó, vi khuẩn Streptococcus mutans là thủ phạm chính gây ra tình trạng sâu răng. Loài vi khuẩn này chuyển hóa đường các loại carbonhydrate thành axit ăn mòn men răng.


Có đến hơn 300 loại vi khuẩn trong miệng

9. Kẻ thù lớn nhất của sức khỏe răng miệng chính là mảng bám

Mảng bám không ngừng phát triển trên răng và nướu. Vì độ bám dính của mảng bám rất cao nên nếu bạn không loại bỏ mảng bám đúng cách và thực hiện thường xuyên bằng cách chải răng và vệ sinh kẽ răng hằng ngày, bạn có thể dễ bị sâu răng. Nếu không được loại bỏ hết, mảng bám còn lại sẽ dần tích tụ thành cao răng. Cao răng không những gây nguy hiểm cho răng mà còn ảnh hưởng đến nướu răng. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên chải răng và vệ sinh kẽ răng mỗi ngày. Tốt nhất là bạn nên khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để được làm sạch toàn bộ mảng bám và kiểm tra sức khỏe răng miệng.

10. Bạn tạo ra đến hơn 30.000 lít nước bọt trong đời

Mỗi ngày, cơ thể bạn có thể tiết ra đến 1 lít nước bọt. Trong suốt cuộc đời của một người, tổng lượng nước bọt được tạo ra có thể dao động từ 30.000 lít đến 40.000 lít. Nước bọt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của một người. Nước bọt chính là bước đầu tiên giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn nhờ vào các enzyme để khởi động quá trình tiêu hóa. Nước bọt có thể rửa sạch mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng. Ngoài ra, trong nước bọt có chứa Calcium và Phosphate, có thể trung hòa axit trong mảng bám, giúp ngăn ngừa sâu răng.

 

← Bài trước Bài sau →
back to top