Có rất nhiều lý do dẫn đến đau răng, có thể là răng bị sâu, bị nhiễm trùng, có thể do chấn thương vật lý, do nghiến răng, hoặc có khi chỉ là do chải răng/ vệ sinh kẽ răng quá mạnh. Dù là vì nguyên nhân nào thì đau răng cũng khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Giảm đau là điều bạn mong muốn nhất ngay lúc này. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trong khi chờ đợi khám bác sĩ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có sẵn thuốc giảm đau bên mình. Nhưng có một loại gia vị luôn có tại nhà bếp mà lại có khả năng giảm đau cho răng. Đó là tỏi.
1. Tại sao tỏi có thể giảm đau răng?
Tỏi là một loại gia vị nấu ăn chủ yếu ở nhiều nơi trên thế giới. khi nhắc đến tỏi, bạn sẽ nghĩ đến những món ăn đầy hương vị. Nhưng có một điều có thể bạn không biết, tỏi có chức năng như một vị thuốc bởi dược tính giảm đau của nó. Trong tỏi có tồn tại một hợp chất gọi là allicin có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn liên quan đến đau răng. Allicin có đặc biệt nhiều trong tỏi tươi sau khi nghiền hoặc cắt. Vì thế mà các loại tỏi bột, tỏi khô... đều không có chức năng kháng khuẩn, giảm đau.
2. Dùng tỏi giảm đau có tác dụng phụ với sức khỏe không?
Tỏi là một gia vị thực phẩm không thể thiếu trong nhiều món ăn và cũng là một thành phần có lợi cho sức khỏe, có thể giúp giảm đau răng tạm thời. Tuy nhiên, trước khi bạn sử dụng tỏi sống, bạn cần phải lưu ý một số tác dụng phụ có thể tiềm ẩn, chẳng hạn như: đầy bụng, hôi miệng, đau bụng, cơ thể nặng mùi, trào ngược axit dạ dày và dị ứng.
3. Dùng tỏi tươi chữa đau răng như thế nào?
a. Nhai một tép tỏi tươi
Tỏi tươi bóc vỏ và nhai đều để giải phóng allicin có khả năng kháng khuẩn và giảm đau cho răng. Bạn nên nhai trên vùng răng đang bị đau.
b. Dán tỏi lên răng
Bạn có thể nghiền nát tỏi và trộn với chút muối, rồi dán lên vùng răng bị đau để kháng khuẩn và giảm sưng viêm.
4. Chữa đau răng bằng tỏi cần lưu ý những gì?
- Không nên dán hay nhét tỏi vào quá sâu trong răng, đặc biệt đối với những răng có lỗ sâu lớn, để tránh bị mắc kẹt.
- Nếu bạn bị dị ứng tỏi, hãy tránh xa hoàn toàn với phương pháp này.
- Dù có mang thai hay không, tỏi vẫn an toàn cho bạn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ợ nóng.
5. Các biện pháp khắc phục đau răng khác
Trong trường hợp bạn bị đau răng nhưng lại dị ứng hoặc ghét mùi tỏi, bạn có thể dùng các phương pháp như sau:
a. Chườm lạnh
Chườm lạnh sẽ giúp mạch máu co lại, giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và giảm viêm.
b. Súc miệng với nước muối
Nước muối được xem như một chất khử trùng có thể làm lỏng thức ăn bị kẹt trong răng. Bạn pha nữa thìa muối vào nước ấm rồi súc quan răng bị sâu.
c. Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau giảm viêm như aspirin hoặc ibuprofen có thể tạm thời giảm sưng và đau do đau răng. Nhưng chúng không thể giải quyết vấn đề gốc rễ của cơn đau.
d. Trà bạc hà
Bạc hà có thể làm tê liệt cơn đau và có thể làm giảm sưng tấy. Đắp túi trà ấm lên vùng răng bị đau hoặc ngâm túi trà trong nước nóng như bình thường, sau đó cho túi trà vào tủ lạnh trước khi đắp lên răng để có cảm giác mát lạnh.
e. Xạ hương
Cỏ xạ hương, giống như tỏi, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa có thể làm giảm đau. Bạn có thể nhai cỏ xạ hương tươi để giúp giảm đau.
f. Nha đam
Nha đam là một loại cây giàu chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm. Nó có thể làm giảm sưng đau trong miệng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, nha đam có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn xuống mức không an toàn.
g. Nước súc miệng hydrogen peroxide
Nước súc miệng hydrogen peroxide có thể giúp giảm mảng bám, giảm chảy máu chân răng, giảm đau, giảm đau. Nên súc miệng với dung dịch hydrogen peroxide đã pha loãng và không được nuốt.
h. Đinh hương
Đinh hương có chứa chất khử trùng được biết đến là eugenol có khả năng giảm viêm. Bạn có thể pha loãng dầu đinh hương với dầu oliu và dùng bông gòn thấm vào chỗ răng bị đau nhưng không được nuốt.
Sử dụng tỏi tươi và các biện pháp khác có thể giảm cơn đau răng tạm thời nhưng không thể hoàn toàn khắc phục được triệt để nguyên nhân gây ra cơn đau răng. Bạn cần phải đặt lịch hẹn để khám răng trong ngày gần nhất có thể để được chăm sóc và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sau, bạn cần phải đến ngay phòng khám để được chẩn đoán bệnh trạng: đau răng dai dẳng, vùng răng đau bị sưng tấy lên, sưng viêm và nhiễm trùng, đau răng kèm với sốt cao, chảy máu răng nhiều.