Răng được kết hợp từ nhưng mô cứng và mô mềm. Nhờ vào lớp men răng bao bọc bên ngoài nên chúng ta có một hàm răng cứng cáp, chắc chắn. Thậm chí, bạn có thể ngộ nhận rằng răng không phải là những tế bào sống hình thành nhưng sự thật là ngược lại. Với bao bọc của men răng cứng cáp, ,lớp mô mềm hơn có thể tồn tại bên trong, gọi là ngà răng và tủy răng. Khi dây thần kinh trong tủy răng bị tổn thương do chấn thường hoặc sâu răng, chúng sẽ ngừng cung cấp máu và dưỡng chất cho răng, gây nhiễm trùng và chết răng. Bài viết này sẽ cho bạn biết cách xác định răng chết và bạn nên làm gì khi gặp phải tổn thương làm chết răng.
1. Dấu hiệu nhận biết răng chết
Khi răng không còn được cung cấp máu từ tủy răng nghĩa là răng đó chết. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đối với nhiều người chính là răng bị đổi màu, trở nên đen sạm, tối màu. Ngoài ra, răng chết còn khiến bạn bị đau nhứt răng hoặc nướu. Răng khỏe mạnh thường có màu trắng ngà đến trắng sáng, tùy thuộc vào thói quen chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống hằng ngày mà màu sắc có thể thay đổi tone màu một chút. Khi bạn uống nhiều cà phê, trà, rượu bia... màu sắc của răng có thể ngả vàng đi, nhưng dạng đổi màu này là đồng đều trên hầu hết các răng trên hàm. Còn đối với răng chết, sự đổi màu của răng rất dễ nhận ra vì nó khác hẵn với các răng còn lại. Răng sắp chết có thể có màu vàng, nâu nhạt, xám, đen... Khi răng càng bị sâu và dây thần kinh dần chết đi, răng càng sạm màu hơn.
Một triệu chứng nhận biết khác của răng chết chính là đau nhức. Mặc dù một số người sẽ không thấy đau, nhưng phần lớn người cảm nhận được cơn đau nhứt từ nhẹ đến đau dữ dội. Cơn đau xuất hiện là do dây thần kinh chết hoặc bị nhiễm trùng gây ra. Ngoài xuất hiện cơn đau nhức răng, bạn còn có thể gặp phải những dấu hiệu sau đây:
- Hôi miệng
- Nếm vị hôi và tanh trong miệng
- Sưng viêm quanh viền nướu răng
Điều quan trọng là bạn cần phải đến ngay bệnh viện hoặc phòng nha để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt khi nghi ngờ răng chết. Nếu càng để lâu, khả năng ảnh hưởng đến các vùng lân cận càng tăng cao.
2. Vì sao răng chết?
Nguyên nhân thường gặp có thể khiến cho răng bị chết là chấn thương hoặc tổn thương răng. Đó có thể là một vụ va chạm do chơi thể thao, do tai nạn, do té ngã. Thời gian để một chiếc răng từ lúc chịu tổn thương cho đến lúc chết đi thường không giống nhau. Tùy theo mức độ tổn thương, răng chết có thể chỉ trong vài ngày, hoặc từ từ chết dần trong vài tháng, thậm chí vài năm.
Nếu vệ sinh răng miệng kém dẫn đến sâu răng có làm chết răng. Sâu răng sẽ phá hủy răng bạn từ từ, nếu không được điều trị, nó sẽ phá hủy răng. Bắt đầu từ ngay trên bề mặt răng, sâu răng phá hủy lớn men răng cứng cáp và ăn vào phần ngà răng rồi cuối cùng đến tủy răng. Khi điều này xảy ra, tủy răng bị nhiễm trùng, khiến tủy không thể cung cấp máu nuôi răng, chết tủy, rồi cuối cùng chết răng. Ở giai đoạn răng sâu đến tủy, bạn có thể cảm nhận cơn đau nhức dai dẵng dữ dội.
Sâu răng ảnh hưởng đến tủy gây chết răng. (Ảnh: internet)
3. Chẩn đoán răng chết
Để chẩn đoán chính xác răng chết, bạn nên đến khám tại phòng nha hoặc bệnh viện. Tại đây, nha sĩ sẽ cho bạn chụp X-quang răng và các biện pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng khác để xác định có phải là răng chết hay không. Nếu gặp phải bất kỳ một chấn thương răng nào, bạn cần phải khám răng ngay để nha sĩ có cơ hội điều trị càng sớm càng tốt, có khả năng hạn chế tình trạng răng chết.
4. Điều trị răng chết
Đối với răng chết, bạn cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Vì chiếc răng chết chứa đầy vi khuẩn, nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ lây lan ra các bộ phận xung quanh khiến cho nhiều răng hơn chết đi, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả nướu răng và xương hàm. Để điều trị răng chết, nha sĩ có thể loại bỏ tủy răng hoặc thậm chí nhổ răng đối với trường hợp không thể cứu vãn.
a. Điều trị bằng cách lấy tủy răng
Bằng cách thực hiện lấy tủy, nha sĩ có thể đảm bảo giữ cho răng của bạn được nguyên vẹn. Trong khi thực hiện thủ thuật, nha sĩ sẽ khoan một lỗ vào răng và dụng cụ chuyên nghiệp để lấy tủy, rồi làm sạch nhiễm trùng trong răng. Khi các nguy cơ gây nhiễm trùng răng đã được loại bỏ hết, nha sĩ sẽ dùng chất trám nha khoa để bịt kín lỗ răng vĩnh viễn. Trong một vài trường hợp để cho răng có tính thẩm mỹ và toàn vẹn chức năng nhai, nha sĩ có thể thực hiện bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng. Đây là lựa chọn tốt nhất đối với men răng bị hỏng nhiều. Sau khi lấy tủy răng, càng ngày răng sẽ càng giòn theo thời gian. Vì thế, nha sĩ sẽ khuyên bạn bọc răng sứ nếu lỗ trám trên răng quá lớn để bảo vệ răng. Đối với các răng cửa, sau khi lấy tủy, nha sĩ sẽ khuyên bạn dán veneer để răng đẹp và chắc chắn.
b. Điều trị bằng cách nhổ răng
Một khi răng bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi, nha sĩ sẽ phải khuyên bạn nhổ bỏ răng chết. Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ thực hiện cấy ghép implant hoặc gắn răng giả để giữ thẩm mỹ và khả năng nhai của răng.
Điều trị nhổ răng là khi tổn thương không thể phục hồi được nữa. (Ảnh: internet)
c. Kiểm soát đau nhức răng
Trong khi chờ điều trị, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp để giảm đau tại nhà:
- Tránh uống đồ nóng để hạn chế tình trạng viêm có thể khiến răng đau thêm.
- Uống thuốc kháng viêm, giảm đau OTC.
- Không ăn đồ cứng để hạn chế làm tổn thương thêm cho răng.
Cố gắng đến khám và điều trị càng sớm càng tốt, vì việc kiểm soát cơn đau tại nhà không thể thay thế việc điều trị y tế chuyên nghiệp.
5. Phòng ngừa răng chết
Những điều sau đây bạn cần lưu ý để giảm thiểu rủi ro khiến cho răng chết:
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, đều đặn mỗi ngày.
- Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, nha sĩ có thể phát hiện và ngăn chặn bệnh răng miệng khi chúng chỉ vừa bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nhỏ.
- Khi chơi các bộ môn thể thao đối kháng hoặc có rủi ro cao, bạn nên đeo miếng bảo vệ răng hoặc mặt nạ bảo vệ.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ít đường.
- Uống nước lọc tráng miệng sau khi ăn. Nước có thể giúp rửa trôi vi khuẩn và mảng bám khỏi răng.
Việc thực hành chăm sóc răng miệng không thể thiếu các dụng cụ chăm răng chất lượng cao. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng Châu Âu tại trang web Ecare.vn hoặc liên hệ chúng tôi tại hotline 0949.910.539 hoặc inbox fanpage Ecare Store.