Bạn có thể là một người chăm chỉ thực hành vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhưng răng của bạn vẫn có thể bị đổi màu hoặc xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng. Răng bị đổi màu cũng không phải là một nguyên nhân đáng lo ngại vì có thể đó chỉ la mảng bám hoặc mảng màu thực phẩm tích tụ lại trên răng. Chỉ cần thực hiện các thủ thuật vệ sinh chuyên sâu lên răng thì có thể trả lại cho bạn nụ cười tươi tắn. Tuy nhiên, nếu răng xuất hiện đốm đen hoặc đốm sẫm màu thì có thể là một tình trạng nghiêm trọng hơn. Có thể đó là dấu hiệu đầu cho thấy rằng bạn đã bị sâu răng. Bạn có thắc mắc rằng những đốm đen đó xuất hiện như thế nào trên răng, và làm cách nào để loại bỏ đốm đen này không? Bài viết này, Ecare sẽ mang đến cho bạn đọc tìm hiểu thêm về kiến thức chăm sóc răng miệng khi răng xuất hiện các đốm đen không mong đợi.
1. Nguyên nhân gây ra đốm đen trên răng
Các đốm đen trên răng là một dấu hiệu cho thấy rằng răng của bạn đang có vấn đề. Đốm đen hoặc mảng màu tối xuất hiện trên răng do bởi một vài nguyên nhân phổ biến sau:
- Sâu răng
- Chấn thương răng
- Cao răng tích tụ nhiều trên răng
- Răng bị đổi màu do thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, trà, cà phê hoặc các loại thực phẩm có màu.
- Răng bị tối màu do sử dụng kháng sinh khi còn nhỏ, cụ thể nhất là kháng sinh tetracycline
- Răng bị nhiễm Fluor - một tình trạng xảy ra do hấp thụ quá nhiều Fluoride
- Bệnh Celiac
Sâu răng là một nguyên nhân phổ biến gây ra đốm đen trên răng. (Ảnh: internet)
2. Nhận biết sâu răng
Thức ăn thừa kết hợp với vi khuẩn tích tụ trên răng tạo thành mảng bám. Khi mảng bám tích tụ nhiều trên răng sẽ hình thành axit ăn mòn men răng. Chính điều này gây ra sâu răng. Bạn có thể nhận biết sâu răng bằng các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện đốm đen trên răng
- Răng ê buốt nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh
- Nhức răng kéo dài
- Xuất hiện lỗ sâu răng
- Ê buốt kéo dài với thức ăn đồ uống có chứa đường
- Đau nhức răng khi ăn nhai.
Khi có các dấu hiệu trên, bạn cần phải đến khám ngay tại các phòng nha hoặc bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, tránh cho xuất hiện các biến chứng làm trầm trọng tình trạng bệnh hơn. Trong các phương pháp điều trị thì trám răng là phương pháp phổ biến nhất vì nó không gây ảnh hưởng đến tủy răng và dây thần kinh. Nhưng một khi sâu răng tiến triển nặng hơn và lỗ sâu to hơn, ăn vào phần lõi mềm bên trong khiến cho tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Hướng điều trị cho trường hợp này thường là lấy tủy răng, làm sạch sâu răng và trám lỗ sâu.
3. Có thể loại bỏ đốm đen trên răng được không?
Nếu đốm đen không phải do sâu răng mà là do răng bị đổi màu và bạn muốn loại bỏ nó thì sẽ có vài trường hợp sau để lựa chọn:
- Sử dụng các bộ dụng cụ tẩy trắng răng chuyên nghiệp tại nhà có thể loại bỏ vết ố, vết đốm đen và làm trắng răng.
- Thực hiện cạo vôi răng hoặc tẩy trắng răng tại phòng nha.
- Sử dụng kem đánh chưa có chứa chất làm trắng và kiểm soát mảng bám.
- Dán sứ veneer cho những trường hợp không thể khắc phục.
Veneer được dùng cho những trường hợp đốm đen khó trị. (Ảnh : internet)
4. Hạn chế đốm đen xuất hiện trên răng
Mặc dù việc điều trị đốm đen trên răng có thể cần đến sự can thiệp của nha sĩ, nhưng bạn có thể thực hiện vài cách để giảm nguy cơ xuất hiện đốm đen do do sâu răng hoặc mảng bám:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày, chải răng với kem đánh răng chứ Fluoride và chất làm trắng, dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để vệ sinh kẽ răng, dùng nước miệng diệt khuẩn. Thực hành các biện pháp vệ sinh răng miệng này đều đặn hằng ngày.
- Không nên chải răng ngay sau khi ăn uống, đặc biệt là khi dùng các loại thực phẩm dễ nhuộm màu như trà, cà phê, soda, rượu, nước sốt, chocolate... Bạn nên đợi khoảng 20 phút sau khi ăn xong rồi chải răng.
- Tránh hút thuốc hoặc dùng các loại sản phẩm chứa nicotine.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ khảng 6 tháng/lần.
- Sử dụng các phương pháp tẩy trắng răng chuyên nghiệp, an toàn để bảo vệ sức khỏe.
Tại Ecare, chúng tôi có cung cấp các sản phẩm giúp hạn chế các đốm đen và loại bỏ mảng bám sẫm màu cho răng trắng sáng hơn. Bạn có thể liên hệ tư vấn và mua hàng tại website ecare.vn hoặc gọi điện đến số hotline Ecare 0949.910.539