Đau răng đột xuất vào ban đêm - cần làm gì?

Đau răng đột xuất vào ban đêm - cần làm gì?

Nếu bị đau răng, bạn có thể hẹn khám tại các phòng nha hoặc đến mua thuốc giảm đau tại các hiệu thuốc. Nhưng nếu cơn đau răng xuất hiện vào ban đêm thì sao? Khi mà hầu hết các phòng nha và nhà thuốc gần nhà đã đóng cửa, bạn lại không thể ngủ được vì đau răng. Thật ra, có một số phương pháp hỗ trợ giảm đau răng tại nhà mà bạn có thể thực hành, mặc dù những phương pháp này không thể loại bỏ được cơn đau hoàn toàn nhưng nó sẽ thuyên giảm phần nào, giúp bạn dễ chịu hơn để ngủ ngon hơn trong đêm.

1. Thuyên giảm cơn đau răng về đêm

Khi điều trị đau răng tại nhà, chúng ra thường để ý nhiều đến cách kiểm soát cơn đau và giảm đau. Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau để có một giấc ngủ ngon hơn.
   + Sử dụng thuốc giảm đau OTC như ibuprofen (Advil, Motrin), acetaminophen (Tylenol) và aspirin có thể làm dịu cơn đau răng. Ngoài ra, các loại gel gây tê thường có benzocaine có thể giúp làm dịu cơn đau đủ lâu để bạn chìm vào giấc ngủ. Bạn cần lưu ý là benzocaine không được dùng để điều trị cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.
   + Hãy kê đầu cao hơn cơ thể có thể ngăn máu dồn lên đầu. Nếu máu tụ lại trong đầu, nó có thể làm cơn đau răng dữ dội hơn và có thể khiến bạn mất ngủ.
   + Tránh ăn thực phẩm có tính axit, lạnh hoặc cứng ngay trước khi đi ngủ. Những thực phẩm này có thể làm cơn đau răng trầm trọng thêm. Cố gắng tránh các loại thực phẩm gây ra cơn đau.
   + Sử dụng nước súc miệng có chứa chất sát khuẩn để khử trùng và làm tê răng.
   + Chườm đá lên phần đau trên khuôn mặt trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp làm dịu cơn đau để bạn có thể nghỉ ngơi.


Chườm lạnh có thể thuyên giảm cơn đau răng (Nguồn ảnh: internet)

2. Khắc phục đau răng từ các nguyên liệu tự nhiên

Trong tự nhiên có nhiều phương pháp trị liệu giúp thuyên giảm cơn đau răng. Các biện pháp từ thiên nhiên này bao gồm:
   + Đinh hương
   + Lá ổi
   + Vỏ xoài
   + Hạt lê và vỏ cây
   + Lá khoai lang
   + Lá hướng dương
   + Lá thuốc
   + Tỏi
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các biện pháp bên trên để giảm đau răng, bạn cần tìm hiểu kỹ. Hãy cẩn thận về những dị ứng hay phản ứng phụ từ các loại thực vật hoặc tinh dầu mà bạn muốn dùng.

3. Nguyên nhân gây đau răng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau răng. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ vùng miệng cũng có thể từ các bộ phận khác của cơ thể. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng bào gồm:
   + Chấn thương vùng miệng hoặc hàm do các tác động bên ngoài lên vùng mặt.
   + Dịch tiết do nhiễm trùng xoang có thể gây đau răng.
   + Khi vi khuẩn gây sâu răng, các dây thần kinh trong răng có thể bị lộ ra ngoài, gây đau nhức.
   + Nếu bị mất miếng trám, dây thần kinh bên trong răng có thể bị lộ ra ngoài.
   + Áp-xe răng hoặc nhiễm trùng răng tạo thành một túi mủ trong răng, gây đau nhức.
   + Thức ăn hoặc các mảnh vụn khác mắc kẹt trong răng có thể gây ra áp lực giữa các răng.
   + Mọc răng hoặc bọc mão răng khôn. Nếu bạn mọc răng khôn, cũng như mọc xuyên qua nướu, chúng có thể đè lên các răng khác.
   + Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau ở khớp hàm nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến răng của bạn.
   + Các bệnh về nướu như viêm nướu hoặc bệnh nha chu có thể gây đau hoặc nhức răng.
   + Bạn có thể có tật nghiến răng vào ban đêm, điều này có thể gây thêm đau răng về đêm.


Nghiến răng cũng là nguyên nhân gây đau nhức răng về đêm. (Nguồn:internet)

Bạn cần theo dõi cơn đau răng trong 24 giờ tới. Nếu cơn đau có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể chỉ bị kích ứng. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ nha sĩ ngay nếu:
   + Cơn đau răng dữ dội
   + Cơn đau răng kéo dài hơn hai ngày
   + Đau răng kèm theo bị sốt, đau đầu hoặc đau khi mở miệng
   + Đau răng kèm theo khó thở hoặc khó nuốt

Khi đến khám tại phòng nha, tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây đau răng, nha sĩ sẽ xác định các biện pháp điều trị khác nhau ở mỗi trường hợp cụ thể. Nếu bạn bị sâu răng, nha sĩ sẽ dùng thủ thuật trám răng hoặc nếu quá nghiêm trọng thì có thể cân nhắc đến thủ thuật nhổ răng. Nếu răng bị nứt hoặc gặp phải những vấn đề nghiêm trọng, không thể giữ răng được, nha sĩ sẽ đề nghị thay thế bằng răng implant. Trường hợp cơn đau do nhiễm trùng xoang, sau khi xử lý vấn đề ở xoang, cơn đau sẽ không còn. Dù ở tình trạng nào, việc chăm sóc răng miệng hằng ngày vẫn phải được thực hành cẩn thận. Khi đau răng, bạn càng phải chăm răng cẩn thận hơn. Hãy liên hệ ngay Ecare Store để tìm hiểu về các sản phẩm chăm sóc răng miệng và các biện pháp chăm răng mới nhất hiện nay.

← Bài trước Bài sau →
back to top