Sự khác nhau khi nhổ răng sữa và răng vĩnh viễn

Sự khác nhau khi nhổ răng sữa và răng vĩnh viễn

Thay răng là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ. Khi trẻ 6 -7 tuổi là thời gian thay răng nhiều nhất. Những chiếc răng sữa cứ thay phiên nhau lung lay và rụng đi để được răng vĩnh viễn thay thế. Những chiếc răng sữa có thể tự rụng mà ko gây nhiều tổn thương cho nướu. Bạn thậm chí có thể tự nhổ những chiếc răng lung lay của trẻ. Tuy nhiên, tự nhổ răng chỉ có thể thực hiện với răng sữa lung lay, đối với những chiếc răng sữa còn chắc hoặc răng vĩnh viễn, bạn ko được tự nhổ đi, mà phải có sự can thiệp hướng dẫn của nha sĩ. Mất răng, đặc biệt là răng vĩnh viễn, có thể đe dọa sức khỏe răng miệng, thậm chí còn gây ra một số biến chứng nghiêm trọng:
   + Chảy máu và sưng nướu
   + Tụt nướu
   + Sâu các răng xung quanh
   + Nhiễm trùng nướu
   + Sụp cấu trúc xương vùng mặt
   + Thoái hóa xương hàm
Trong bài viết này, độc giả hãy cùng với Ecare tìm hiểu về sự khác biệt giữa nhổ răng sữa và răng vĩnh viễn.

1. Nhổ răng sữa

Thông thường, răng sữa sẽ tự rụng mà không cần sự can thiệp nào từ bên ngoài. Điều quan trọng là bạn cần hiểu tầm quan trọng của răng sữa là để định hướng mọc răng cho răng vĩnh viễn và giúp phát triển cấu trúc khuôn mặt. Vì thế, bạn không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ quá sớm. Trong trường hợp răng sữa chưa tới thời điểm rụng nhưng lại bị sâu răng, bạn cần đưa trẻ đến phòng nha để được tư vấn và điều trị. Nếu không được xử lý triệt để, vi khuẩn có thể lây lan ra các răng bên cạnh. Nhiều trường hợp sâu răng khiến cho răng hàm chính bị nhổ đầu tiên vì chúng rất khó tiếp cận mà lại có nhiều diện tích bề mặt hơn. Nếu răng đã lung lay thì bạn có thể xem qua một số mẹo bên dưới giúp con bạn tự nhổ răng:
   + Bảo trẻ dùng lưỡi để ngọ nguậy chiếc răng cho đến khi nó gần như tách rời ra.
   + Không khuyến khíchtrẻ dùng tay chọc vào răng vì rất dễ vô tình tác dụng quá nhiều lực lên răng và có thể đưa vi khuẩn có hại vào miệng.
   + Đừng lo lắng về việc chảy máu nhiều. Đối với những chiếc răng sữa lung lay đã sẵn sàng để thay thế thì khi bị nhổ sẽ không chảy máu nhiều. 
   + Cho trẻ cắn một miếng gạc, nhanh chóng đặt gạc lên vết thương để máu đông nhanh. Nên dùng gạc ẩm để có thể cầm máu tốt hơn và không gây chảy máu nhiều khi lấy ra.

2. Nhổ răng vĩnh viễn

Việc nhổ răng vĩnh viễn không phải là trường hợp hiếm có gì cả, nhưng thông thường, việc nhổ răng vĩnh viễn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng miệng và xương hàm nên thường được các nha sĩ cân nhắc nhiều biện pháp trước khi phải dùng biện pháp cuối cùng là nhổ răng. Bạn cũng không nên tự nhổ răng của mình, việc này nên được thực hiện bởi nha sĩ, bằng các dụng cụ chuyên môn. Nhổ răng vĩnh viễn ở người lớn thường bởi vì một số lý do sau:
   + Nhổ răng khôn để tránh đau nhức, sâu răng và chen chúc các răng khác
   + Sâu răng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng răng
   + Chen chúc răng không thể giải quyết bằng niềng răng đơn thuần

Răng vĩnh viễn mọc sâu trong hàm và được bao quanh bởi nướu, dây thần kinh và mạch máu. Tự nhổ răng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho răng hoặc để lại một phần răng trong nướu và xương hàm dẫn đến sâu răng, nhiễm trùng và sụp cấu trúc xương vùng mặt. Nha sĩ có thể sử dụng các dụng cụ và quy trình đặc biệt để ổn định răng hoặc cứu nó khỏi bị sâu hoặc nhiễm trùng. Tránh những “biện pháp khắc phục tại nhà” nguy hiểm này để loại bỏ răng vĩnh viễn:
   + Cắn vào một quả táo có thể đẩy răng xuống và gây tổn thương nướu hoặc xương, hoặc làm gãy răng.
   + Dùng ngón tay ngọ nguậy nó có thể đưa vi khuẩn vào miệng và làm hỏng cấu trúc răng.
   + Kéo nó ra bằng chỉ nha khoa có thể kéo các cấu trúc răng ra ngoài, gây chảy máu nhiều và đau dữ dội hoặc thậm chí gãy răng.

3. Cách chăm sóc răng miệng

Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng là điều cần thiết và cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, các biến chứng có liên quan đến răng miệng. Hãy thực hành những điều sau đây để giữ cho răng miệng luôn chắc khỏe:
   + Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluoride ít nhất hai lần mỗi ngày (một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối hoặc ngay sau bữa ăn).
   + Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng hàng ngày để loại bỏ thức ăn khỏi những điểm khó tiếp cận giữa răng và gần nướu.
   + Uống nước có chứa Fluoride để giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu.
   + Gặp nha sĩ của bạn ít nhất sáu tháng một lần để làm sạch vôi răng và kiểm tra răng định kỳ.
   + Hạn chế hoặc tránh thức ăn và đồ uống có đường vì có thể làm cho răng của bạn dễ bị sâu hơn.
   + Tránh hút thuốc vì có thể gây ra bệnh nướu răng và mất răng.

Các phương pháp chăm sóc răng miệng không thể hoàn chỉnh nếu thiếu các dụng cụ chăm sóc răng chất lượng cao và hợp tiêu chuẩn. Để sở hữu các dụng cụ chăm sóc răng miệng chất lượng Châu Âu, bạn có thể liên hệ mua hàng tại Ecare Store để được tư vấn cụ thể. Liên hệ ngay tại số hotline 0949.910.539

← Bài trước Bài sau →
back to top