Làm sao để thoát khỏi sâu răng?

Làm sao để thoát khỏi sâu răng?

1. Nguyên nhân sâu răng

Vi khuẩn trên bề mặt răng tạo ra axit từ đường. Lượng axit này tồn tại trong khoang miệng và dần dần gây ra các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Thủ phạm phổ biến nhất là vi khuẩn Streptococcus mutans. Vi khuẩn tạo thành một lớp màng dính được gọi là mảng bám. Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất từ men răng. Sự xói mòn này gây ra các lỗ nhỏ trên men răng. Một khi tổn thương do axit lan vào lớp ngà bên dưới men răng, một lỗ sâu răng sẽ hình thành.

2. Loại bỏ sâu răng tại nhà

Nhiều phương pháp điều trị tại nhà dựa trên một nghiên cứu từ những năm 1930 cho rằng sâu răng là do thiếu vitamin D trong chế độ ăn uống. Trong nghiên cứu này, những đứa trẻ bổ sung vitamin D vào chế độ ăn uống của chúng đã giảm được tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, những người bổ sung vitamin D đồng thời loại bỏ các sản phẩm ngũ cốc khỏi chế độ ăn của họ sẽ có kết quả tốt nhất. Điều này có thể là do ngũ cốc có thể dính vào răng. Không bổ sung đủ vitamin D có thể khiến răng dễ bị sâu hơn, nhưng giờ đây chúng ta hiểu rằng đây chỉ là một trong số các nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ khác của sâu răng bao gồm:
   - Khô miệng hoặc có bệnh lý làm giảm lượng nước bọt trong miệng.
   - Thức ăn để bám vào răng như kẹo và thức ăn mềm, dính.
   - Thường xuyên ăn vặt với thức ăn hoặc đồ uống có đường như soda, ngũ cốc và kem.
   - Trào ngược dạ dày.
   - Chải răng không đúng cách.
   - Cho trẻ ăn uống trước khi đi ngủ

Một khi lỗ sâu đã xâm nhập vào ngà răng, bạn không thể tự điều trị tại nhà. Các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp ngăn ngừa sâu răng hoặc điều trị “tiền sâu răng” bằng cách tái tạo lại các vùng men răng bị suy yếu trước khi sâu răng phát triển:

   a. Nhai kẹo cao su không đường
Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn sẽ giúp tái khoáng hóa men răng. Kẹo cao su có chứa xylitol giúp kích thích tiết nước bọt, nâng cao độ pH của mảng bám và giảm S. mutans. Kẹo cao su không đường có chứa hợp chất gọi là CPP-ACP được chứng minh là làm giảm S. mutans thậm chí nhiều hơn so với kẹo cao su chứa xylitol. Bạn có thể tìm thấy loại kẹo cao su này ở các cửa hàng.

   b. Vitamin D
Vitamin D giúp hấp thu Calcium và Phosphate từ thực phẩm. Bạn có thể nhận vitamin D từ sữa và sữa chua. Bạn cũng có thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

   c. Đánh răng bằng kem đánh răng có Fluoride
Fluoride đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng và tái tạo men răng. Thường xuyên đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluoride sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng.

   d. Không ăn thức ăn có đường
Không phải ai cũng thích thú với lời khuyên này nhưng đường ăn là yếu tố nguy cơ nhất của bệnh sâu răng. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giảm lượng đường xuống khoảng 10% tổng lượng calo của bạn trong ngày. Nếu bạn muốn ăn đồ ngọt, hãy cố gắng kiềm chế để không ăn vặt suốt cả ngày bằng những thực phẩm chứa đường. Một khi hết đường để vi khuẩn sinh sôi, men răng của bạn sẽ có cơ hội tái khoáng. Nhưng nếu bạn thường xuyên ăn đường, răng của bạn sẽ ngày một trầm trọng đi.

   e. Súc miệng với dầu
Súc miệng với dầu như dầu mè, dầu dừa... trong khoảng 20 phút là một phương pháp bảo vệ răng miệng mang tính truyền thống.Việc súc miệng với dầu giúp làm giảm mảng bám, giảm viêm nướu và giảm cả số lượng vi khuẩn trong miệng hiệu quả như khi sử dụng nước súc miệng Chlorhexidine.

   f. Rễ cây cam thảo
Các chất chiết xuất từ cây cam thảo Trung Quốc (Glycyrrhiza uralensis) có thể chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Thậm chí người còn sản xuất ra một loại kẹo mút cam thảo để giúp chống sâu răng. Các sản phẩm chiết xuất cam thảo có hiệu quả trong việc giảm đáng kể S. mutans trong miệng và ngăn ngừa sâu răng.

3. Khi nào cần gặp nha sĩ

Nhiều vấn đề về răng miệng, thậm chí là sâu răng, phát triển mà không gây đau đớn hoặc các triệu chứng khác. Kiểm tra răng miệng thường xuyên là cách tốt nhất để nhận ra sâu răng trước khi vấn đề trở nên tệ hơn. Chẩn đoán sớm sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Điều trị sâu răng tại phòng nha có thể bao gồm:
   - Phương pháp điều trị bằng Fluoride: Dung dịch Fluoride được nha sĩ dùng để điều trị tại phòng nha thường có nồng độ cao hơn nhiều so với kem đánh rắng và nước súc miệng thông thường. Điều này giúp đẩy nhanh và tăng cường khả năng tái khoáng và bảo vệ men răng. 
   - Trám răng: Trám răng là phương pháp điều trị chính khi sâu răng đã lấn sau khỏi lớp men bên ngoài và xâm lấn vào ngà răng.
   - Mão răng: Mão răng là một lớp bọc được trang bị tùy chỉnh hoặc “nắp” được đặt trên răng để điều trị sâu răng.
   - Lấy tủy: Khi sâu răng ảnh hưởng sâu vào bên trong, bạn có thể cần phải lấy tủy răng.
   - Nhổ răng: loại bỏ một chiếc răng bị sâu nặng.

(Nguồn tham khảo: Health Line)

← Bài trước Bài sau →
back to top