Chải răng và vệ sinh kẽ răng thôi vẫn chưa đủ. Vi khuẩn vẫn còn tồn tại rất nhiều trên lưỡi. Nếu bạn không vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt lưỡi, vi khuẩn hoàn toàn có thể ảnh hưởng ngược lại răng và nướu. Do đó, việc vệ sinh lưỡi so với vệ sinh răng nướu cũng quan trọng không kém.
1. Bạn có biết lưỡi được bao phủ bởi vi khuẩn
Hằng ngày bạn uống trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá và các loại thức ăn nước uống khác nhau. Nhưng những gì bạn quan tâm để vệ sinh sau đó chắc chắn là răng và nướu mà bạn quên đi vệ sinh lưỡi. Khoang miệng của chúng ta giống như là một trường, một hệ sinh thế cho vi khuẩn, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn, chúng ảnh hưởng, tác động qua lại. Thậm chí cả nước súc miệng cũng không có tác dụng tuyệt đối lên vi khuẩn trên lưỡi. Vì bề mặt lưỡi không hề trơn láng mà ngược lại, nó có rất nhiều rãnh siêu nhỏ, các nụ vị giác lồi lõm... chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp. Do đó, khi vệ sinh răng miệng, đừng quên vệ sinh cả bề mặt lưỡi.
2. Nước súc miệng có thể không hiệu quả
Với sự tích tụ vi khuẩn ở mật độ cao thế này thì cả nước bọt cũng mang đầy vi khuẩn. Nó hình thành một màng sinh học hoặc liên kết các nhóm vi sinh vật lại với nhau, tụ trên bề mặt lưỡi. Nếu chỉ uống nước hoặc dùng nước súc miệng không thôi thì không thể làm sạch được. Bạn phải dùng các dụng cụ vệ sinh tác động vật lý lên lưỡi để loại bỏ mảng bám này.
Nước súc miệng chỉ các tác dụng phá hủy các tế bào hại khuẩn bên hoài lớp màng sinh học. Các hại khuẩn nằm sâu bên dưới có thể vẫn phát triển mạnh. Chính những nhóm vi khuẩn này trong khe lưỡi dẫn đến hôi miệng, thậm chí làm hư răng. Do đó, bạn cần phải xem xét việc vệ sinh lưỡi thật kỹ lưỡng, không kém việc chải răng và vệ sinh kẽ răng.
3. Làm thế nào để làm sạch bề mặt lưỡi
Sau khi chải răng, bạn nên vệ sinh lưỡi. Cố gắng vệ sinh thật kỹ để không bỏ xót một vị trí nào trên lưỡi. Tuy nhiên, bạn cũng phải chải thật nhẹ nhàng và không cần chà xát quá nhiều. Như thế dễ khiến lưỡi bị tổn thương.
4. Hôi miệng vẫn tiếp diễn? Tại sao?
Nếu đã chải răng và vệ sinh kẽ răng thì hãy làm sạch mảng bám lưỡi ngay sau đó sẽ giúp ngăn ngừa hôi miệng. Nhưng nếu tình trạng hôi miệng vẫn tiếp diễn thì có thể bạn đã gặp phải một bệnh lý nào đó về răng miệng, đường hô hấp hoặc tiêu hóa... Hãy đến gặp bác sĩ để khám và được đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.
Nói tóm lại, việc vệ sinh lưỡi là một bước chăm sóc răng miệng cần được duy trì để trở thành thói quen hằng ngày. Thói quen này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống của bạn.
(Nguồn tham khảo: Health Line)