Những điều cần biết về tủy răng

Những điều cần biết về tủy răng

Kết cấu của răng thật ra không phải hoàn cứng chắc. Mỗi một chiếc răng một lớp ngoài chắc chắn bao bọc phần lõi mềm như thạch được gọi là tủy răng. Răng được cấu tạo từ bốn lớp sau đây:

   + Men răng: một lớp ngoài có thể nhìn thấy, có chức năng bảo vệ răng, đây là mô cứng nhất của cơ thể.

   + Ngà răng: chính là lớp giữa giúp hỗ trợ men răng và bảo vệ tủy răng bên trong

   + Tủy răng: lớp trong cùng, chứa dây thần kinh và mạch máu.

   + Men chân răng (Cementum): là lớp cứng giúp bao phủ và bảo vệ chân răng bên dưới nướu.

Tủy răng được bảo vệ bởi các lớp bên ngoài nhưng nếu răng bị hư hại hay bị sâu răng, tủy răng có thể bị lộ ra ngoài. Tủy răng bị lộ ra ngoài rất dễ bị nhiễm trùng và rất cần phải điều trị ngay lập tức. Với bài viết này, Ecare sẽ giải đáp cho độc giả một vài vấn đề thường gặp của tủy răng, để bạn có thêm kiến thức bảo vệ và chăm sóc răng miệng.

1.Tủy răng là gì?

Tủy răng là lớp trong cùng của răng, có chứa các dây thần kinh và mạch máu để nuôi dưỡng răng. Tủy răng có độ mềm như thạch. Ngoài dây thần kinh và mạch máu, tủy răng còn chứa các mô liên kết và các tế bào đặc biệt.

Chức năng chính của tủy răng là tạo nên lớp ngà răng và cung cấp dinh dưỡng cho răng. Nhờ có tủy răng, ngà răng sẽ trở nên khỏe mạnh, có đủ độ ẩm và dưỡng chất cần thiết như albumin và fibrinogen. Các dây thần kinh trong tủy răng sẽ bảo vệ răng bằng các cho phép bạn cảm nhận tổn thương hay những thay đổi về nhiệt độ và áp suất để bạn có thể nhận biết nguy hiểm để phòng ngừa và điều trị. Tủy răng là lớp duy nhất của răng có chứa mạch máu và dây thần kinh. Vì thế, nếu tủy răng bị tổn thương, răng sẽ mất đi nguồn cung cấp dưỡng chất và khả năng nhận thức cơn đau.


Mặt cắt của răng (nguồn internet)

2. Buồng tủy răng là gì?

Tủy răng nằm trong một không gian rỗng giữa răng. Vùng rỗng này được chia là hai phần là buồng tủy và ống tủy. Buồng tủy là không gian rỗng trong răng, còn ống tủy là phần ống kéo dài xuống chân răng.

3.Các triệu chứng có thể xảy ra với tủy răng

Khi tủy răng bị tổn thương, các triệu chứng xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào tình trạng. Hầu hết các tổn thương tủy đều là do sâu răng. Vì thế, triệu chứng thường thấy là đau răng, viêm nhiễm, nhạy cảm với thức ăn nóng/lạnh, nhạy cảm với đồ ăn ngọt.

Một khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể bị sốt, hôi miệng, xuất hiện mủ, sung đau quanh má, sưng hạch bạch huyết.

Nếu gặp phải những triệu chứng như trên, bạn cần phải khám ngay tại các phòng nha uy tín hoặc đến bệnh viện khám và điều trị. Một khi được chẩn đoán sớm, tình trạng bệnh lý sẽ được xử lý tốt hơn.

4. Các bệnh lý gây ảnh hưởng tủy răng

   a.Viêm tủy

Viêm tủy xảy ra khi vi khuẩn vượt qua được cả hai lớp bảo vệ là men răng và ngà răng và xâm phạm vào tủy răng. Các tình trạng bệnh như sâu răng, chấn thương răng và nghiến răng mãn tính có thể tủy răng bị phơi nhiễm ra ngoài và có nguy cơ bị nhiễm trùng gây viêm tủy.

Viêm tủy được phân làm hai loại: có thể phục hồi và không thể phục hồi. Cả hai loại viêm tủy không chỉ gây đau mà còn gây ra khó chịu, nhạy cảm. Với loại viêm tủy không thể phục hồi thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn.


Viêm tủy có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng sức khỏe (nguồn: internet)

   b.Hoại tử tủy

Hoại tử tủy hay còn gọi là chết tủy, là kết quả của viêm tủy mãn tính không được điều trị. Các đánh giá nghiên cứu đều cho thấy rằng, sâu răng chính là nguyên nhân phổ biến gây viêm tủy và hoại tử tủy. Trước khi tiến triển thành hoại tử, răng có thể bị đau, sung viêm cùng các triệu chứng khác của viêm tủy. Đến giai đoạn hoại tử, răng sẽ không còn đau vì dây thần kinh cảm giác đã chết. Hoại tử tuy làm áp-xe răng, gây tích tụ mủ trong răng. Nếu không đều trị, áp-xe có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể và đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, việc điều trị lấy tủy là cần thiết.

   c.Vôi hóa tủy răng

Vôi hóa tủy răng là một tình trạng khiến cho tủy răng xuất hiện các cục calci cứng hay còn gọi là sỏi tủy răng. Sỏi tủy răng có thể xuất hiện trong nhiều răng. Chúng sẽ trôi nổi trong tủy răng hoặc gắn vào ngà răng. Sỏi tủy răng thường gặp ở răng hàm. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng các kết quả cho thấy, tuổi tác càng cao thì càng có nguy cơ mắc phải. Sỏi tủy răng không gây ra triệu chứng nào cho răng, nhưng nếu cần lấy tủy răng, sỏi tủy sẽ gây ra nhiều vấn đề.

5.Cách phòng ngừa bệnh tủy răng

Để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh về tủy răng, cách hiệu quả nhất là vệ sinh răng miệng tốt. Để thực hiện chăm sóc răng miệng, bạn cần lưu ý những điều sau:

   + Chải răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, với bàn chải lông mềm

   + Chải thật kỹ từng mặt của răng

   + Sử dụng kem đánh răng có Fluoride

   + Vệ sinh kẽ răng ít nhất 1 lần/ngày

   + Uống nước thường xuyên, nhất là sau khi ăn

   + Nếu có nghiến răng khi ngủ, nên dung dụng cụ bảo vệ.

   + Khám răng định kỳ mỗi 2 lần/năm để kiểm tra và làm sạch răng.

Như bạn đã thấy sự nguy hiểm của những căn bệnh về răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe không hề nhỏ. Điều cần thiết ở bạn để hạn chế và ngăn chặn bệnh răng miệng chính là chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại Hotline 0949.910.539 hoặc inbox messenger fanpage Ecare Store để được tư vấn hướng dẫn chăm sóc răng miệng và tìm mua các sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng cao tại Ecare.

← Bài trước Bài sau →
back to top