Những điều cần biết về vòm họng

Những điều cần biết về vòm họng

 

Khi bạn ăn uống, nói chuyện, hô hấp... là lúc mà hàng trăm cơ xương đang hoạt động phục vụ cho chức năng cơ bản này. Một trong những mô cơ cần thiết nhất cho các hoạt động là vòm miệng. 

1. Vòm miệng mềm là gì?

Vòm miệng mềm được tạo thành từ cơ và mô, không có xương, nằm phia sau vòm miệng cứng. Vòm miệng mềm có chức năng chặn khoang mũi và hầu mũi khi bạn ăn uống, giúp đẩy thức ăn theo đúng hướng để dễ nuốt.

2. Sự khác nhau giữa vòm miệng cứng và vòm miệng mềm

Mô vòm cứng và vòm mềm kết hợp với nhau tạo thành vòm miệng nhưng chúng rất khác nhau. Vòm miệng cứng chiếm 2/3 phía trước của vòm miệng. Nó được tạo thành từ xương vòm miệng, một cặp xương tạo thành vòm miệng cứng và một phần của khoang mũi. Công việc của nó là định hình cho miệng đồng thời tách nó ra khỏi mũi. Nó cung cấp cho lưỡi không gian để di chuyển xung quanh để nhai, hình thành lời nói và các hành động khác. Vòm miệng mềm chỉ chiếm 1/3 vòm miệng và không có xương. So với vòm miệng cứng, nó rất mềm dẻo.

3. Bạn có thể làm tổn thương vòm miệng mềm không ?

Vòm miệng mềm có thể bị tổn thương. Thông thường, những vết thương này đến từ các dị vật trong miệng. Một số chấn thương vòm miệng mềm phổ biến hơn là:
   + Bị bỏng: thức ăn nóng có thể làm bỏng các mô nhạy cảm gây ra phồng rộp, đau nhức.
   + Bị cắt phải: các vật cứng trong vòm miệng cắt phải mô mềm làm cho mô bị sưng tấy. 
   + Bị viêm: nếu các mô liên tục bị cọ xát bởi răng giả và các thiết bị khác, các cục u và mô sẹo có thể phát triển thành viêm.
   + Bị đâm phải: cậy, bút, bút chì, đồ chơi và ống hút là những đồ vật phổ biến có thể đâm phải vòm miệng mềm. Bạn cần phải điều trị để ngăn ngừa nhiễm trùng.

4. Có các tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến vòm miệng mềm không?

Ngoài chấn thương, vòm miệng mềm có thể gặp các tình trạng khác bao gồm:

a. Ung thư vòm họng và ung thư miệng

Sử dụng thuốc lá và rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng và ung thư miệng. Ung thư miệng thường được xác định bởi một vết loét trong miệng trở nên đau đớn theo thời gian. Nói chung, các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

b. Hở hàm ếch

Khi bị hở hàm ếch, có sự tách biệt không hoàn toàn giữa mũi và miệng. Nếu không được điều trị, thức ăn có thể lọt vào mũi hoặc ảnh hưởng đến giọng nói. Tình trạng này thường được điều trị thông qua phẫu thuật.

c. Sưng lưỡi gà

Bệnh sưng viêm lưỡi gà thường chỉ là tạm thời, nhưng bệnh có thể khiến bạn khó nuốt hoặc khó thở. Bệnh có thể được gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng, dị ứng hoặc chấn thương.

d. Loét miệng

Đó là nhữg vết loét nhỏ có màu đỏ, vàng hoặc trắng, có thể gây đau và khó nuốt. Bệnh thường tự biến mất sau 5 đến 10 ngày. Nếu vét loét đặc biệt đau, bạn có thể thử dùng thuốc làm tê OTC.

e. Mụn rộp

Mụn rộp là những mụn nước chứa đầy chất lỏng do virus herpes simplex gây ra. Chúng có thể gây đau đớn và có thể vỡ ra. Mụn rộp sẽ tự lành sau vài tuần, nhưng chúng đặc biệt dễ lây lan trong thời gian đó. Thuốc theo toa như Valtrex có thể đẩy nhanh thời gian chữa bệnh này.

f. Nang nhầy niêm mạc miệng

Đây là những nang nhầy hình thành trên vòm miệng. Nguyên nhân là do một chấn thương nhỏ làm kích thích tuyến nước bọt. Nang nhầy niêm mạc miệng có thể tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần và thường không cần điều trị. Rất có thể chúng sẽ tự vỡ (thường là khi bạn đang ăn) và tự lành.

g. U nhú vảy

Những khối không phải ung thư này là do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Chúng thường có màu trắng hoặc hồng và không cần điều trị nhưng có thể được phẫu thuật cắt bỏ nếu chúng gây ra bất kỳ vấn đề nào. Mặc dù nhiều u nhú trên vòm miệng mềm của bạn sẽ tự lành, nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào hoặc không thể nhai và nuốt.

5. Các chấn thương hoặc bệnh tật của vòm miệng mềm được điều trị như thế nào?

Dưới đây là các lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho các vấn đề với vòm họng.

a. Luyện tập cho vòm họng

Bằng cách nâng cao và hạ thấp vòm họng, các bài tập vòm họng có thể làm tăng trương lực cơ. Điều này có thể làm cho nó cứng hơn và ít có khả năng xẹp hơn, giúp giảm ngáy và cải thiện hơi thở.

b. Thuốc kháng sinh

Trong nhiều trường hợp, vòm họng sẽ tự lành. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng sau chấn thương.

c. Phẫu thuật

Phẫu thuật tại hình vòm họng rất phức tạp. Để xác định liệu phẫu thuật tạo hình có phù hợp hay không, các bác sĩ sẽ xem xét kích thước và độ dày của khiếm khuyết, mức độ ảnh hưởng của khiếm khuyết này đến các chức năng cần thiết và liệu có bất kỳ tiền sử y tế nào về xạ trị hay không.

← Bài trước Bài sau →
back to top