Men răng là một lớp vỏ cứng bên ngoài răng, chính là một trong những chất bền nhất trong cơ thể người. Nhưng độ bền của men răng cũng có giới hạn. Nếu bị tác động bởi một lực quá mạnh, men răng có thể bị nứt, sứt mẻ. Điều này khiến cho bề mặt răng lởm chởm, biến dạng.
1. Nguyên nhân làm cho men răng bị nứt
Men răng tuy cứng nhưng lại có thể bị nứt mẻ vì nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến gây sứt mẻ men răng bao gồm:
- Cắn nhai mạnh các vật cứng như đá, kẹo cứng, thực phẩm quá cứng
- Té ngã hoặc tai nạn giao thông
- Chấn thương khi tham gia các môn thể thao đối kháng mà không có dụng cụ bảo vệ.
- Tật nghiến răng khi ngủ
2. Những nhân tố góp phần tăng nguy cơ mẻ răng
Không phải răng nào cũng dễ bị mẻ. Những chiếc răng yếu có nhiều khả năng bị nứt mẻ hơn so với răng khỏe mạnh. Và những yếu tố khiến cho răng bị yếu đi dẫn đến dễ bị sứt mẻ hơn gồm có:
- Sâu răng, mòn men răng, lỗ trám lớn... làm yếu răng
- Thường xuyên nghiến răng gây mòn men răng
- Ăn uống nhiều các loại thực phẩm có vị chua, có tính axit cao như nước ép trái cây, cà phê, đồ cay... làm phá vỡ men răng.
- Bị các vấn đề về bao tử gây trào ngược axit dạ dày hoặc ợ nóng, hoặc rối loạn tiêu hóa gây nôn mửa, làm axit trong dạ dày tiếp xúc với răng nhiều lần làm mòn men răng.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa lượng đường cao, khiến cho vi khuẩn hình thành trong miệng và tấn công men răng.
- Men răng có thể bị mòn theo thời gian, người từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị suy yếu men răng, gây sứt mẻ răng.
Một điều cần lưu ý là bất kỳ chiếc răng nào bị yếu cũng có nguy cơ bị nứt mẻ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy răng nhai là răng dễ bị mẻ nhất.
Người lớn tuổi có nhiều nguy cơ bị sứt mẻ răng
3. Triệu chứng nhận biết răng bị mẻ
Nếu vết nứt cực nhỏ mà lại khôngg nằm ở mặt trước răng thì bạn không thể tự nhìn thấy được. Tuy nhiên, với những vết nứt lớn hơn, bạn có thể gặp phải một vài dấu hiệu:
- Bạn cảm thấy bề mặt lởm chởm trên răng khi rơ lưỡi trên răng
- Nướu quanh răng bị nứt có thể bị kích ứng và viêm
- Bị đau răng do áp lực khi cắn.
4. Chẩn đoán răng bị sứt mẻ
Thông qua việc khám răng, nha sĩ có thể chẩn đoán răng bị sứt mẻ. Ngoài ra, nha sĩ còn tìm hiểu các triệu chứng và tìm ra nguyên nhân bạn bị sứt mẻ răng thông các việc thăm hỏi các sự kiện gần đây bạn gặp phải. Nha sĩ có thể sẽ cho chụp X-quag răng để chẩn đoán tình trạng răng của bạn.
5. Các phương pháp điều trị
Để điều trị một chiếc răng bị sứt mẻ, nha sĩ thường sẽ dựa vào vị trí của răng, mức độ nghiêm trọng của răng cũng như triệu chứng của nó. Nứt mẻ răng được đánh giá không phải là một trường hợp cấp cứu y tế, trừ khi việc nứt mẻ răng gây đau đớn dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người bệnh. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên hạn khám răng càng sớm càng tốt để tránh các trường hợp biến chứng, nhiễm trùng hoặc tổn thương nhiều hơn có thể xảy ra cho răng. Các vết nứt nhỏ có thể được điều trị bằng cách làm nhẵn bóng men răng. Còn đối với các vết nứt lớn hơn, nha sĩ có thể thực hiện những phương án điều trị sau:
a. Gắn lại mảnh vỡ răng
Sau khi bị chấn thương, nếu bạn may mắn còn giữ được mảnh răng bị nứt vỡ, hãy đặt ngay mảnh răng đó vào ly sữa giữ ẩm. Canxi từ sữa có thể bảo quản mảnh vỡ răng. Sau đó, bạn cần phải đến phòng nha ngay lập tức để nha sĩ thực hiện hàn gắn mảnh răng vỡ trở lại cho bạn.
b. Trám dán mảnh vỡ
Nha sĩ sẽ dùng đến các loại chất trám để dán vào bề mặt răng và tạo hình răng. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng đèn cực tím để làm cứng và làm khô chất trám. Sau khi làm khô chất trám, nha sĩ sẽ thực hiện các bước còn lại để tại hình răng sao vừa khít như cũ. Tuổi thọ của các loại chất trám có thể lên đến hơn 10 năm.
c. Dán veneer
Trước khi thực hiện dán veneer, nha sĩ sẽ mài nhẵn một lớp mỏng trên men răng để nhường chỗ cho veneer dán vào được vừa khít với răng. Nha sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn và gửi qua phòng lab để tạo veneer. Khi miếng dán sứ veneer đã sẵn sàng, nha sĩ sẽ thực hiện dán veneer cho răng. Các vật liệu làm veneer có độ bền cao, vì thế mà tuổi thọ của chúng có thể kéo dài hơn 30 năm.
Veneer có độ bền cao, tuổi thọ có thể lên đến 30 năm
6. Tự chăm sóc răng bị nứt mẻ
Khi răng bị nứt mẻ, bạn cần phải đến phòng nha để được điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, tại nhà, bạn có thể thực hiện một số bước để giảm thiểu tổn thương cho răng trước khi gặp nha sĩ:
- Đệm một lớp lên răng bị nứt, chẳng hạn như túi trà, kẹo cao su, sáp nha... để bảo vệ lưỡi và nướu.
- Uống thuốc giảm đau, kháng viêm nếu bị đau.
- Chườm lạnh bên ngoài nếu răng nứt gây kích ứng.
- Loại bỏ thức ăn thừa ở khe răng nhằm giảm áp lực lên răng bị nứt khi nhai.
- Tránh việc nhai cắn bằng răng bị nứt
- Có thể thoa một ít tinh dầu đinh hương lên vùng răng bị nứt.
- Nên đao dụng cụ bảo vệ răng khi chơi thể thao và vào ban đêm để tránh nghiến răng.
7. Biến chứng của răng bị nứt mẻ
Khi vết nứt trên răng quá nghiêm trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến chân răng, có thể gây ra nhiễm trùng. Việc điều trị thường là điều trị tủy. Một số triệu chứng gặp phải khi nhiễm trùng do nứt mẻ răng:
- Đau nhiều khi ăn
- Nhạy cảm, ê buốt với nhiệt độ nóng và lạnh
- Sốt
- Hôi miệng hoặc có vị chua trong miệng
- Bị sưng đau các tuyến ở vùng cổ và hàm
Việc sứt mẻ răng có thể không quan trọng, nhưng có thể nghiêm trọng đến mức gây ra nhiễm trùng. Dù sao thì, khi gặp bất cứ tình trạng răng miệng nào, điều đầu tiên bạn nên làm là đi khám răng để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị tốt nhất. Việc chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng, và thực tế thì việc chăm sóc, phòng bệnh răng miệng là quan trọng hơn hết để tránh gặp phải các bệnh răng miệng. Tại Ecare chúng tôi cung cấp các sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng Châu Âu. Liên hệ ngay với hotline Ecare 0949.910.539 để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc răng miệng.