Cứ mỗi 6 tháng, bạn đi khám răng để kiểm tra và làm sạch răng. Và lúc nào cũng được nha sĩ nhắc nhở về tầm quan trọng của việc vệ sinh kẽ răng. Nhưng nếu bạn bỏ ngoài tai những lời khuyên này thì kết quả sẽ tại hại hơn nhiều.
Nhiều người nghĩ rằng vệ sinh kẽ răng chẳng có tác dụng gì cả. Nhưng vệ sinh kẽ răng lại giúp loại bỏ đến 40% mảng bám trên răng, bao gồm cả vi khuẩn gây hại. Như ta biết, vi khuẩn sẽ tạo ra axit gây sâu răng, viêm nướu. Mỗi một chiếc răng có 5 bề mặt: trước, sau, trên, phải, trái. Nếu bạn không vệ sinh kẽ răng, bạn đã để cho ít nhất 2 bề mặt bị mảng bám gây hại. Vệ sinh kẽ răng là cách duy nhất để loại bỏ mảng bám bên trong kẽ răng.
Bệnh nướu răng có thể lấy đi vẻ đẹp trẻ trung của bạn bằng cách ăn mòn nướu và răng. Nó cũng sẽ tấn công lên xương hàm gây tiêu xương, mất răng. Những người thường xuyên vệ sinh kẽ răng sẽ giữ sức khỏe cho nướu, đồng thời tránh được nhiều vấn đề răng miệng.
Lựa chọn sản phẩm vệ sinh kẽ răng
Hầu hết chỉ nha khoa đều được làm từ sợi nylon hoặc teflon, và cả hai đều có chất lượng ngang nhau. Những người có khoảng trống kẽ răng rộng hơn hoặc bị viêm nướu thường nên dùng các loại chỉ nha có bảng rộng. Nếu kẽ răng quá khít thì nên xài chỉ mỏng.
Răng niềng hoặc răng cấy ghép thường khó dùng chỉ nha thông thường để vệ sinh. Thay vào đó, bạn có thể dùng các đoạn chỉ với đầu tăm cứng như kim có thể luồng qua các khí cụ để vệ sinh kẽ răng. Hoặc bạn có thể tìm mua bàn chải kẽ, là một loại bàn chải với đầu cực nhỏ có thể luồng qua kẽ răng dễ dàng để vệ sinh kẽ răng.
Điều cần biết khi vệ sinh kẽ răng
Hoàn thiện kỹ năng dùng chỉ nha hoặc bàn chải kẽ: Dùng 1 đoạn chỉ khoảng 30 cm và lướt nó dọc theo kẽ răng để lấy mảng bám hoặc đơn giản hơn với bàn chải kẽ là chỉ cần đẩy bàn chải vào kẽ răng rồi rút ra.
Đừng hoang mang thấy một chút máu ở chân răng sau khi vệ sinh kẽ răng. Chảy máu có nghĩa là nướu bạn đang bị viêm vì mảng bám đóng lại và cần được loại bỏ. Hãy tiếp tục vệ sinh kẽ răng. Sau vài ngày, khi mảng bám đã được loại bỏ hết, máu sẽ ngừng chảy. Tiêu nhiên, trường hợp chảy máu chân răng vẫn còn tiếp diễn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Hãy khám răng ngay.