Tinh dầu đinh hương có thể giảm đau răng hay không?

Tinh dầu đinh hương có thể giảm đau răng hay không?

Đau răng là một trong những triệu chứng gây khó chịu nhất. Và sẽ càng khó chịu hơn khi cơn đau răng xuất hiện đột ngột trong lúc bạn không có thời gian hoặc không thể đến khám tại phòng nha ngay lập tức. Những lúc này, thường thì bạn sẽ tìm mua một viên thuốc giảm đau không kê đơn được bán tại khắp các cửa hiệu thuốc gần chỗ bạn. Nhưng cũng có một phương pháp tự nhiên giúp tạm thời điều trị cơn đau. Một trong những phương pháp tự nhiên này chính là dùng tinh dầu đinh hương để giảm đau răng.

Trong nhiều thế kỷ qua, tinh dầu đinh hương được dùng như một biện pháp giảm đau của người xưa. Có nhiều ghi chép cổ cho thấy rằng những người hành nghề y ngày xưa đã từng giảm đau cho người bệnh bằng cách nhét cả đinh hương vào răng hoặc lỗ sâu bị nhiễm trùng. Đinh hương chứa một loạt chất có thể làm tê vùng da mà nó chạm vào và vì thế mà có thể giúp giảm đau tạm thời. Ngày nay, thay vì nghiền cây đinh hương, người ta dùng tinh dầu đinh hương được chiết xuất cô đặc từ cây đinh hương để giúp giảm đau hiệu quả và vệ sinh cũng như an toàn hơn cho người bệnh. 

1. Cách sử dụng tinh dầu đinh hương để giảm đau răng

Nếu là lần đầu tiên sử dụng, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau đây. Những gì bạn cần là:
   - Một chai tinh dầu đinh hương hoặc bột đinh hương xay nhuyễn
   - Tăm bông hoặc bông gòn
   - Dầu trung gian (chẳng hạn như dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu oliu)
   - Một cái dĩa nhỏ

Thường thì khi sử dụng tinh dầu đinh hương sẽ hiệu quả hơn bột đinh hương. 

Các bước hướng dẫn: Sau khi có đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết, bạn nhỏ một bài giọt dầu đinh hương kết hợp với một thìa nhỏ dầu oliu vào đĩa nhỏ. Sau đó, bạn ngâm tăm bông hoặc bông gòn vào hỗn hợp và nhẹ nhàng thấm vào vùng răng và nướu đang bị đau. Để dầu thấm vào răng, chỉ khoảng 5-10 phút sau, răng sẽ bớt đau. Cứ mỗi 2-3 giờ thì bạn nên thoa lại để giảm đau hiệu quả.


Dùng tăm bông thấm tinh dầu đinh hương thoa vào vùng răng đau. (Nguồn ảnh: internet)

Ngoài việc dùng tăm bông để thoa dầu đinh hương lên răng, bạn còn có thể trộn dầu đinh hương với dầu dừa rồi súc trong miệng. Tập trung đẩy dầu vào vùng răng bị đau để tránh làm tê toàn bộ vùng miệng. Đối với bột đinh hương, bạn có thể trộn để làm một loại bột nhão hoặc gel để nhét vào vùng bị đau. Tuy nhiên, phương pháp dùng bột đinh hương làm gel sẽ kém hiệu quả hơn so với tinh dầu cô đặc.

Tinh dầu đinh hương hiện được bán rất nhiều tại các cửa hàng chuyên bán tinh dầu hoặc tại các hiệu thuốc gần nhà. Khi pha chế, bạn phải luôn pha loãng với các loại dầu trung gian. Nếu dầu đinh hương bị pha chế có nồng độ quá mạnh, làm bỏng miệng hoặc đau dạ dày, bạn nên ngừng sử dụng ngay.

2. Các nghiên cứu đánh gì thế nào về tinh dầu đinh hương?

Dầu đinh hương có chứa hoạt chất Eugenol, vốn là một chất tự nhiên có khả năng gây tê và giảm đau, thường được dùng cho việc giảm đau răng. Ngoài ra, Eugenol cũng có tính kháng viêm tự nhiên, giúp giảm sưng và giảm kích ứng ở vùng răng bị đau. Một nghiên cứu của Anh cho thấy, Eugenol có tác dụng giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả hơn nhiều loại thuốc giảm đau khác. Vì thế mà các loại gel và dược chất được điều chế từ đinh hương thường có khả năng giảm đau hiệu quả. 

3. Nguy cơ và tác dụng phụ của dầu đinh hương

Dầu đinh hương tự nhiên thường có mùi vị khó chịu. Người dùng được khuyên tránh nuốt dầu đinh hương nguyên chất vì có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: khó thở, nóng rát mũi và cổ họng, đau bụng, tiêu chảy. Mặc dù với nhiều người, tinh dầu đinh hương được xem là một phương pháp điều trị giúp giảm đau răng hiệu quả, nhưng không phải ai cũng dùng được. Khi sử dụng dầu đinh hương, có lẽ bạn cần tìm hiểu kỹ với chuyên gia và bác sĩ để đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe.

Dầu đinh hương chưa pha loãng không được dùng cho trẻ em. Việc trẻ em lỡ nuốt dầu đinh hương có thể khiến chúng gặp phải nhiều vấn đề về đường tiêu hóa. Khi dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh, bạn cần pha loãng với dầu trung gian. Tốt nhất là hỏi qua bác sĩ nhi khoa để biết phương pháp tự điều chế tại nhà và giữ an toàn cho con. 


Không nên dùng tinh dầu nguyên chất cho trẻ em. (Nguồn ảnh: internet)

4. Những phương pháp giảm đau khác cho răng

Ngoài dầu đinh hương, có rất nhiều phương pháp tự nhiên khác giúp giảm đau răng. Bên dưới là những phương pháp điều trị có thể thay thế cho việc sử dụng tinh dầu đinh hương:
   - Tinh dầu bạc hà: chứa 35-45% methol có thể giảm đau. Được dùng cùng một phương pháp với dầu đinh hương. Đảm bảo pha loãng với dầu trung gian khi sử dụng.
   - Súc miệng nước muối: giúp giảm đau và giảm viêm. Chỉ cần hòa tan một thìa muối trong một cốc nước ấm và súc rửa quanh khu vực răng bị ảnh hưởng.
   - Làm sạch khoang miệng: Các loại thực phẩm thừa bị mắc kẹt lại trong răng có thể gây đau răng. Bạn cần phải vệ sinh thật sạch răng miệng, bao gồm chải răng, loại bỏ mảng bám bề mặt răng và lưỡi, vệ sinh kẽ răng, súc miệng với nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn để ngăn chặn nhiễm trùng và giảm đau do nhạy cảm.
   - Dùng các loại thuốc giảm đau OTC: các loại thuốc giảm OTC được bán tại nhà thuốc gần nhà có thể giúp bạn tạm thời giảm đau răng hiệu quả. Dược sĩ tại các nhà thuốc sẽ có thể tư vấn cho bạn nên dùng thuốc nào cho tình trạng của bạn.

5. Những gì bạn cần làm để kiểm soát đau răng

Nếu bạn đang bị đau răng, bạn hãy ghi nhớ những bước sau để giúp kiểm soát hiệu quả cơn đau: 
   - Xác định vấn đề gây ra đau răng. Nếu răng bị những tổn thương quá nhiều chẳng hạn như bị nứt gãy, thì không có thuốc giảm đau nào có thể giảm đau hiệu quả được. Điều bạn cần là đến bệnh viện để được chăm sóc khẩn cấp.
   - Xác định phương pháp giảm đau bạn mong muốn thực hiện. Phương pháp nào sẽ tốt cho bạn? Nếu bạn thích những phương pháp giảm đau tự nhiên thì có thể thử những biện pháp được đề cập trong bài viết này. Nếu không, bạn có thể mua thuốc giảm đau tại nhà thuốc gần nhà để sử dụng.
   - Dù là dùng biện pháp nào thì bạn cũng phải liên hệ để có cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để kiểm tra và giải quyết triệt để vấn đề đau răng của bạn. Thuốc giảm đau hay dầu đinh hương cũng chỉ có thể có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không phải thuốc điều trị tận gốc.

Việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng với sức khỏe tổng quan của mỗi người. Không ai mong muốn bản thân phải trải qua cơn đau răng khó chịu làm ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày. Chăm răng hằng ngày là điều cần thiết. Vì thế, bạn cần tìm hiểu phương pháp chăm sóc cũng như các dụng cụ chăm sóc răng chất lượng để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bản thân và gia đình. Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng chất lượng Châu Âu tại số hotline 0949.910.539 hoặc inbox messenger facebook Ecare Store

← Bài trước Bài sau →
back to top