Để cho sức khỏe răng miệng được khỏe mạnh, có lẽ bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức cũng như tiền bạc để chăm sóc răng miệng mỗi ngày và đi khám răng định kỳ. Thế nhưng, chỉ cần một vài thói quen tiêu cực nhỏ hoặc một vài xơ xót trong sinh hoạt hằng ngày, bạn có thể phá hủy công sức chăm sóc răng miệng cả thời gian qua. Vậy những lưu ý nào bạn cần biết để tránh gây hại cho răng? Hãy cùng Ecare Store xem qua những điểm sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra vài lưu ý mà bạn đang mắc phải.
1. Thói quen nghiến răng
Nghiến răng gây ra nhiều vấn đề răng miệng hơn bạn tưởng. Nghiến răng thường chia thành hai dạng: nghiến răng chủ động (nghiến răng ban ngày) và nghiến răng thụ động (nghiến răng ban đêm). Nghiến răng ban ngày thường xảy ra khi bạn giận dữ, căng thẳng, cũng có khi trong lúc bạn đang tập trung cao độ. Sự căng thẳng thần kinh tác động đến xương hàm và khiến cho bạn muốn nghiến răng. Thói quen này theo thời gian sẽ làm cho răng bị đau, mòn mặt nhai của răng và có khi sẽ bị lung lay. Ngược lại, với nghiến răng thụ động, hay còn gọi là tật nghiến răng ban đêm, bạn sẽ không nhận biết được mình đang nghiến răng trong lúc ngủ. Dấu hiệu nhận biết chỉ có thể là lúc bạn thức dậy và cảm thấy hàm hơi đau mỏi và đầu hơi nhức. Tật nghiến răng khi ngủ thường xảy ra khi bạn gặp phải những tình trạng sau: rối loạn giấc ngủ, lệch khớp cắn, mất răng, trầm cảm... Khi nhận biết hoặc được chẩn đoán là tật nghiến răng ban đêm, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc đeo hàm bảo vệ răng trong khi ngủ.
Nghiến răng có thể gây mòn răng và đau nhức hàm
2. Lạm dụng nước súc miệng
Nước súc miệng có thể giúp bạn có được hơi thở thơm mát ngay tức thì. Chính vì thế mà rất nhiều người ưa chuộng sử dụng nước súc miệng rất thường xuyên. Có người dùng nước súc miệng 3-5 lần/ngày hoặc có khi hơn. Nhưng bạn không biết mối nguy hại khi dùng quá nhiều nước súc miệng có thể khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Thậm chí có vài loại nước súc miệng vì muốn tạo cảm giác the mát sạch sâu cho người dùng mà cho vào cồn hoặc lượng axit hữu cơ nhỏ. Lượng cồn này có thể gây tổn thương men răng và ảnh hưởng đến ngà răng một khi được sử dụng quá nhiều.
3. Các vấn đề xoang mũi
Nếu bạn bị viêm xoang, chắc chắn bạn sẽ phải trai qua rất nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu mỗi khi trái gió trở trời. Một trong số những triệu chứng đó là các cơn đau răng ở hàm trên. Hàm trên là nơi tiếp giáp với các khoang xoang mũi nên một khi bị viêm xoang, người bệnh thường xuất hiệu triệu chứng đau nhức răng rất khó chịu.
4. Phụ nữ có thai
Trong thời gian có thai, thai phụ thường được các bác sĩ phụ sản khuyên chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và thường xuyên đi khám răng kết hợp với khám thai. Nguyên nhân là vì thai phụ rất dễ bị viêm nướu dẫn đến chảy máu chân răng. Ngoài ra, thai phụ là đối tượng có nguy cơ cao bị sâu răng, đặc biệt là trong thời ốm nghén thường xuyên nôn mửa làm cho axit dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến men răng.
5. Hội chứng thái dương hàm
Khớp thái dương hàm là một khớp nối hàm dưới với hộp sọ. Do vị trí này thường xuyên hoạt động nên rất dễ bị tổn thương. Một khi khớp thái dương hàm không hoạt động bình thường do chấn thương, viêm đau khớp hoặc bị vấn đề nào khác, nó có thể gây ra một loạt triệu chứng khó chịu cho người bệnh như lệch khớp cắn, khớp nối phát ra tiếng lục cục mỗi lần hoạt động, thậm chí gây đau hàm khi nhai.
6. Các tổn thương thần kinh
Có một loại bệnh lý gọi là đau dây thần kinh sinh ba. Vấn đề về dây thân kinh này có thể gây ra các cơn đau mãn tính. Và cơn đau thường xuất hiện khi chải răng, ăn uống khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu.
7. Bệnh tim mạch
Bạn có thể không ngờ rằng các cơn đau ở phần trên cơ thể lại là một trong những triệu chứng của bệnh tim mạch. Bạn có thể cảm thấy khó chịu phần vai, cổ, hàm và răng. Hãy lưu ý nếu bạn đồng thời gặp phải những vấn đề như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, buồn nôn, đau ngực, khó thở. Nếu những triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh những tình huống nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.
8. Tẩy trắng răng
Việc tẩy trắng răng với các loại gel tẩy trắng hoặc bất kỳ một tác động gây kích thích răng đều khiến cho răng bị ê buốt và nướu bị kích ứng. Các triệu chứng này có thể kéo dài đến tận 2-3 ngày nếu sử dụng các phương thức tẩy trắng cường độ mạnh. Sau đó, các cơn đau ở răng và nướu sẽ giảm dần rồi chấm dứt hẵn. Trong trường hợp các cơn đau và ê buốt kéo dài hơn 3 ngày, bạn cần báo ngay tình trạng cho bác sĩ điều trtị để được xử lý kịp thời.
9. Hở cổ chân răng
Khi nướu răng co rút lại, chúng kéo theo lớp bảo vệ các dây thần kinh trên răng và gây ra các cơn đau nhức. Hở cổ chân răng chắc chắn là dấu hiệu của bệnh về nướu. Khi bạn quan sát thấy phần chân răng lộ ra nhiều, xuát hiện mủ, lở miệng, hôi miệng, chảy máu chân răng thì hãy đi khám răng ngay vì có thể bạn đã chuyển sang giai đoạn viêm nha chu và có nguy cơ mất răng tiêu xương nếu không điều trị triệt để.
10. Dùng thực phẩm chứa nhiều chất chua
Thực phẩm có vị chua tức là có chứa thành phần axit, có thể làm mòn men răng, làm cho khả năng bảo vệ răng trở nên kém đi. Một số thực phẩm góp phần gây mòn men răng chẳng hạn như: kẹo, cà phê, trái cây có vị chua và soda.
11. Nôn mửa
Dạ dày chúng ta chứa nhiều axit. Khi bạn bị nôn mửa, axit trong dạ dày có thể ảnh hưởng đến răng. Nếu bị nôn mửa nhiều lần thì răng có thể bị tổn thương. Trào ngược dạ dày, mang thai, nghiện rượu, rối loạn ăn uống có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng.
12. Uống ít nước
Nước không chỉ có thể rửa trôi mảnh vụn thức ăn mà nước còn có thể bổ sung fluoride cho răng (tùy vào khu vực bạn ở) giúp răng khỏe mạnh. Nếu bạn uống không đủ nước, răng sẽ gặp nhiều vấn đề rắc rối.
Các trường hợp bên trên có khả năng gây hại đến sức khỏe răng miệng chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta chăm sóc răng miệng đúng cách và đều đặn hằng ngày, bên cạnh việc tuân thủ khám răng định kỳ để kiểm tra trình trạng răng miệng, thì chắc chắn những vấn đề bên trên không thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Để chăm sóc sức khỏe răng miệng tối ưu, bạn hãy liên hệ ngay Ecare Store để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc tốt nhất cho răng miệng, đồng thời đẩy lùi những vấn đề tiêu cực đối với răng miệng.