Nguyên nhân dẫn đến sưng đau nướu

Nguyên nhân dẫn đến sưng đau nướu

Mô nướu có độ mềm tự nhiên và rất nhạy cảm. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều tác nhân dẫn đến sưng đau nướu. Bạn có thể có cảm giác đau răng hoặc có khi là cảm giác đau rát cả răng và nướu, rất khó chịu. Đau nướu có thể bị chảy máu hoặc sưng đau nhưng thường thì không có triệu chứng nào. Răng và nướu có thể bị đau nhiều hơn khi chải răng hoặc vệ sinh kẽ răng. Thậm chí, khi dùng nước súc miệng có chứa cồn, bạn cũng cảm thấy đau rát rất nhiều

1. Các vấn đề răng miệng dẫn đến đau nướu

  a. Viêm nướu

Viêm nướu là giai đoạn đầu của các bệnh nướu răng và xảy ra rất phổ biến ở mọi lứa  tuổi. Viêm nướu gây sưng đỏ, viêm nhiễm va đau rát nướu răng. Viêm nướu có thể làm cho nướu dễ bị lở loét và chảy máu chân răng. Ngoài ra, viêm nướu còn có các triệu chứng nhận biết khác, chẳng hạn như: hở cổ chân răng, nướu nhạy cảm hơn bình thường, hôi miệng, nướu sưng rộp...

Nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm nướu là do không chăm sóc răng miệng thường xuyên như chải răng hay vệ sinh kẽ răng.Tình trạng ban đầu của bệnh viêm nướu không mấy nghiêm trọng, thế nên khiến cho bệnh nhân có suy nghĩ chủ quan, không đi khám và điều trị, làm cho các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn, có thể dẫn đến viêm nha chu, mất răng, tiêu xương hàm... Vì thế, khi phát hiện bị viêm nướu, dù có đau hay không, bạn cũng nên đi khám và điều trtị kịp thời.

  1. nguyên nhân gây đau nướu
    Viêm nướu có thể gây sưng đau nướu răng

   b. Áp-tơ nướu

Đây là một dạng nhiễm nấm ảnh hưởng đến răng và nướu. Loại nấm này có tên là Candida – thường gặp ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Đặc điểm nhận biết nấm Candida trong miệng là những đốm trắng xuất hiện rải rác trên lưỡi và má trong, có khi còn lan đến nướu, amidan và vòm họng. Khi các đốm trắng lan đến nướu, chúng có thể gây ra những cơn đau rát khó chịu vùng nướu. Để điều trị áp-tơ nướu, người ta sử dụng các loại thuốc kháng nấm hoặc sử dụng nước súc miệng sát khuẩn.

   c. Viêm nha chu

Như đã nói đến, khi bị viêm nướu mà bệnh nhân không phát hiện ra hoặc không điều trị, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm của nướu. Tình trạng nghiêm trọng đó được gọi là viêm nha chu. Ở giai đoạn này, vi khuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp vào mô nha chu và xương hàm. Điều này là cho nướu bị rút xuống, hở cổ chân răng và răng bị lung lay, có nhiều khả năng bị rụng răng. Viêm nha chu có thể phát triển rất nhanh. Những triệu chứng chính của bệnh này bao gồm: đau nhức nướu, nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng, kẽ răng rộng ra, đau nhức khi nhai, hôi miệng, lệch khớp cắn...

2. Vấn đề đau nướu vì giới tính

a. Thay đổi nội tiết tố

Ở tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai... thường có dấu hiệu thay đổi nội tiết tố dẫn đến nhiều tác động đến răng và nướu. Mô nướu của những nữ giới ở trong những thời điểm trên thường sẽ nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng và dẫn đến tổn thương. Nội tiết tố thay đổi cũng khiến cho hệ miễn dịch cơ thể phản ứng nhiều hơn với các độc tố do mảng bám và vi khuẩn tạo ra, khiến cho nướu sưng đỏ và đau hơn so với bình thường. Các triệu chứng của vấn đề đau nướu do thay đổi nội tiết tố bao gồm: nướu sưng đỏ, phồng rộp, nhạy cảm và chảy máu chân răng.

b. Phụ nữ có thai

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố hoạt động quá mức có thể gây ra các vấn đề cho răng và nướu. Sự gia tăng progesterone có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể đối phó với độc tố và vi khuẩn do mảng bám tiết ra, làm tăng nguy cơ viêm nướu. Thực tế, viêm nướu thai kỳ là một bệnh lý thường gặp. Do lưu lượng máu tăng lên khi thay đổi nội tiết tố làm nướu sưng tấy, kích ứng và đau nhức. Ngoài ra, thai phụ còn có thể gặp phải những vấn đề như: nướu nhạy cảm và phồng rộp, chảy máu chân răng...

nguyên nhân gây đau nướu

Viêm nướu thai kỳ thường sẽ hết sau khi sinh con, đó là lúc nội tiết tố trở lại bình thường. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp viêm nướu nghiêm trọng có thể xảy ra trong thời gian mang thai, thai phụ cần phải đi khám răng để được vệ sinh, cạo vôi răng, chăm sóc răng chuyên nghiệp...

c. Thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh gây ra những thay đổi trên toàn bộ cơ thể phụ nữ, kể cả sức khỏe răng miệng. Sau khi mãn kinh, bạn có thể nhận thấy khẩu vị bị thay đổi, răng nướu nhạy cảm hơn với thức ăn nóng lạnh và thường xuyên bị khô miệng. Nước bọt có chức năng lớn trong quá trình làm ẩm khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và độc tố khỏi răng miệng. Một khi bị khô miệng, các bệnh lý về răng và nướu có nguy cơ cao phát triển, làm tăng độ nhạy cảm của nướu và gây sưng đau nướu. Khi bị khô miệng, bạn hãy ngậm kẹo không đường hoặc uống thêm nước để tăng độ ẩm trong miệng. Ngoài ra, còn có một số loại gel hỗ trợ điều trị chứng khô miệng.

3. Các nguyên nhân khác gây đau nướu

a. Vết loét do mụn rộp làm đau rát nướu

Mụn rộp (hay còn gọi là nhiệt miệng) gây ra nhữg vết loét nhỏ trên hoặc dưới lưỡi, mặt trong của môi và má hoặc nướu. Hầu hết các vết loét do nhiệt miệng có thể tự khỏi trong vòng vài ngày. Nhưng trong thời gian nó xuất hiện, nhiệt miệng sẽ gây đau rát khó chịu, đặc biệt là mỗi khi ăn uống đồ chua cay nóng... Để giảm các cơn đau rát, bạn có thể thoa các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng khuẩn tại vị trí vết loét.

b. Đau rát nướu cho khí cụ nha khoa làm tổn thương

Khi đeo các khí cụ nha khoa như niềng răng, hàm giả, khay bảo vệ miệng... đều có nhiều khả năng gây kích ứng nướu. Các khí cụ này một khi bị lỗi nhỏ có thể gây ra ma sát làm ảnh hưởng đến răng và nướu. Ngoài ra, đau nướu do kích ứng cũng có thể do các thiết bị nha khoa, chẳng hạn như niềng răng, răng giả, dụng cụ giữ răng và dụng cụ bảo vệ miệng, đều có thể gây kích ứng nướu. Khi những thiết bị này bị vỡ hoặc không vừa khít, chúng có thể gây ra ma sát làm hỏng mô nướu mỏng manh. Ngoài đau nướu, bạn cũng có thể nhận thấy các vết hoặc dấu ấn trên nướu do thiết bị để lại.

nguyên nhân gây đau nướu

Kích ứng nướu cũng có thể do hóa chất còn xót lại trong lúc tẩy rửa khí cụ nha khoa ảnh hưởng trực tiếp lên mô nướu. Khi đó hãy chuyển sang một dung dịch tẩy rửa hoặc chất kết dính khác để kiểm tra xem các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không. Nếu không, hãy thông báo với nha sĩ để được hướng dẫn cải thiện độ vừa vặn của thiết bị hoặc tìm một sản phẩm, chẳng hạn như sáp nha khoa, để tránh ma sát và kích ứng.

Đau nướu răng, viêm nướu, viêm nha chu... sẽ có thể điều trị khỏi nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu không, bạn có thể có nguy sơ bị tổn thương vĩnh viễn. Hẹn khám với nha sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn. Đừng bỏ qua việc thăm khám vệ sinh răng miệng hàng năm và đảm bảo rằng bạn đang đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần mỗi ngày.

← Bài trước Bài sau →
back to top