Cách chăm sóc răng sữa cho bé

Cách chăm sóc răng sữa cho bé

Mặc dù răng sữa chỉ tồn tại vài năm đầu đời, nhưng từng chiếc răng một đều rất cần thiết cho sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau. Răng sữa sẽ duy trì khoảng trống nơi răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này, đồng thời giúp phát triển giọng nói của bé. Nếu không chăm sóc và duy trì để răng sữa có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn đúng thời điểm, thì có thể dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc và lệch lạc, sẽ phải điều trị chỉnh nha phúc tạp hơn về sau cho trẻ. Chăm sóc răng sữa cũng là một cơ sở tốt để hướng dẫn con cái hình thành thói quen chăm sóc răng miệng tốt hơn về sau. Việc chăm sóc những chiếc răng đầu đời cho trẻ rất quan trọng, mặc dù răng sữa chỉ tồn tại vài năm nhưng tình trạng sâu răng, nhiễm trùng có thể gây ra hậu quả và điều trị sau đó rất tốn thời gian và tiền bạc.

1. Răng sữa mọc khi nào?

Khi trẻ khoảng 6-7 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện, cũng có khi ngay từ lúc mới sinh khoảng 2-3 tháng là trẻ đã mọc răng sữa rồi. Trẻ em có 20 chiếc răng sữa, theo thời gian lớn lên, khuôn miệng rộng ra có diện tích cho 32 chiếc răng vĩnh viễn sẽ thay thế răng sữa về sau. Thông thường, trẻ em sẽ mọc đủ 20 răng răng sữa ở khoảng 3 tuổi và cho đến 5-6 tuổi răng sữa bắt đầu được thay thế dần dần. Quá trình thay răng thường kéo dài cho đến khi trẻ 12-13 tuổi. Đến khoảng 14 tuổi, hầu hết trẻ sẽ có đủ 28 chiếc răng vĩnh viễn. Bốn chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng được gọi là răng khôn, thường mọc ở độ tuổi từ cuối vị thành niên cho đến khoảng 25 tuổi.

moc rang

2. Cần làm gì để giảm thiểu khó chịu ở trẻ mọc răng?

Trong suốt thời gian mọc răng sữa ở khoảng 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như đau nhứt nướu răng, khó chịu ở vùng miệng. Một số trẻ có thể không gặp trở ngại gì trong quá trình mọc răng nhưng nhiều đứa trẻ khác lại gặp nhiều triệu chứng khó chịu hơn. Ở một số trẻ, việc mọc răng có thể tạo ra các vấn đề như làm trẻ trở nên cáu kỉnh, chán ăn, chảy nhiều nước dãi, hành vi bộp chộp, bồn chồn, má đỏ sưng nhẹ, ho, đau bụng, hay cầm nhai đồ chơi hoặc mút ngón tay. Có rất nhiều cách để giúp trẻ dễ chịu hơn. Bạn có thể dùng miếng gạc nhỏ ngâm nước lạnh để bé ngậm nhầm làm dịu cơn đau nướu. Một số món đồ chơi được thiết kế riêng cho trẻ ngậm trong quá trình mọc răng cũng giúp ích không kém. Mặc dù việc mút tay là hành động tự nhiên ở trẻ nhưng các nha sĩ vẫn khuyến cáo phụ huynh nên hạn chế và chấm dứt cho trẻ khi trẻ mọc răng vĩnh viễn đầu tiên, bởi việc ngậm mút tay hoặc ngậm đồ chơi trong thời gian này có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của khoang miệng, có thể dẫn đến vấn đề như răng lệch, hô, móm về sau.

moc rang

3. Răng sữa bị lung lay có nên nhổ không?

Nếu răng sữa đến thời gian và rụng xuống bình thường thì không ảnh hưởng gì nhưng nếu răng sữa vì vấn đề gì khác mà dẫn đến lung lay rơi rụng hoặc phải nhổ thì có thể ảnh hưởng đến vị trí thích hợp của răng vĩnh viễn khi mọc lên. Khi một chiếc răng sữa mất đi quá sớm, các răng khác bên cạnh có thể chạy khỏi vị trí vốn có lấp vào chỗ trống, làm cho các răng vĩnh viễn mọc lên không đúng chỗ, gây tình trạng răng lệch lạc, khập khểnh. Để tránh trường hợp này xảy ra, nếu răng sữa bị nhổ quá sớm, các nha sĩ sẽ đeo hàm duy trì khoảng trống nhằm giữ cho răng vĩnh viễn có đúng vị trí để mọc lên. Đối với răng sữa rụng bình thường, khi răng lung lay, bạn không cần nhổ, hãy để cho trẻ ăn trái cây có độ giòn như tái, có thể làm răng rụng nhanh chóng. Trẻ sẽ ít cảm thấy khó chịu như khi phải đi đến phòng nha để nhổ răng.

Trong quá trình mọc răng, trẻ luôn gặp nhiều khó chịu, dẫn đến tình trạng quấy khóc, biếng ăn, sụt cân... Bạn có thể dùng các sản phẩm gel bôi nướu cho trẻ để hạn chế triệu chứng, chẳng hạn gel bôi giảm sưng nướu Kin Baby. Ngoài ra, tại Ecare còn có các sản phẩm vòng cắn mọc răng cho bé giúp bé dễ chịu hơn trong thời gian này. Bạn có thể tham khảo sản theo các đường link bên trên hoặc liên hệ tư vấn với Ecare tại hotline 0949.910.539 / inbox messenger fanpage Ecare Store.

← Bài trước Bài sau →
back to top