Cần làm gì khi trẻ nhỏ bị mẻ răng?

Cần làm gì khi trẻ nhỏ bị mẻ răng?

Nhìn thấy nụ cười của trẻ con là một trong những phần thú vị nhất khi làm cha mẹ. Nhưng nếu răng trẻ bị hư hại, bạn sẽ lo lắng liệu nó có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến nụ cười của con. May mắn thay, răng của trẻ nhỏ vẫn là răng sữa và cuối cùng sẽ rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Dưới đây là những điều bạn cần biết nếu con mình bị mẻ hoặc mất răng sữa:

Tại sao bị mẻ răng là rất bình thường với trẻ nhỏ?

Hãy nghĩ về tất cả những điều tinh nghịch mà trẻ nhỏ đang làm. Chúng đang bắt đầu tập đi, chạy, nhảy và di chuyển cơ thể theo đủ mọi cách. Tất cả sự di chuyển và vui chơi này luôn tiềm ẩn nguy cơ trượt chân và té ngã. Răng sữa còn nhỏ và tương đối dễ vỡ. Nếu trẻ nhỏ bị té sấp mặt xuống đất có thể làm cho răng bị mẻ.

Các chuyên gia ước tính rằng có đến 50% trẻ nhỏ sẽ bị chấn thương răng trong khoảng thời gian đầy sự hiếu kỳ này. Điều này có nghĩa là nếu con bạn bị thương ở răng thì cũng là một chuyện bình thường. Chính khi những điều này xảy ra thì bạn sẽ học được cách xử lý tình huống tốt hơn cho con trẻ sau này. 

Khi nào cần trợ giúp y tế ngay lập tức?

Khi trẻ bị mẻ răng, điều bạn cần làm trước tiên là giữ bình tĩnh cũng sẽ giúp con bạn thư giãn. Tiếp theo, hãy để ý xem con bạn có khó nuốt hoặc khó thở hay không. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ có nuốt phải một mảnh vỡ răng hoặc có đang ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ hay không. Nếu bạn nghi ngờ trường hợp này xảy ra - hoặc con bạn có bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác - hãy đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

Nếu dường như không có gì nguy hiểm, hãy thử nhìn xung quanh để xem bạn có thể xác định vị trí của mảnh răng hay không. Có thể dễ dàng tìm thấy những mẩu răng lớn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng của con bạn có thể bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, gây khó khăn cho việc xác định vị trí.

Những gì bạn có thể nhận thấy với chấn thương

Khi trẻ bình phục sau một tai nạn gây mẻ răng, bạn có thể nhận thấy một số triệu chứng ở trong và xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Ví dụ, nếu trẻ bị gãy một chiếc răng lớn, làm ảnh hưởng dây thần kinh khiến răng rất nhạy cảm với nhiệt độ, thức ăn, v.v. Những vấn đề khác có thể xảy ra bao gồm:
   + Chảy máu chân răng: giải quyết tình trạng này bằng cách đắp gạc ướt và ấn giữ để cầm máu.
   + Đau tại vị trí chấn thương: hãy cho trẻ uống thuốc giảm đau không kê đơn. Bạn có thể liên hệ bác sĩ để biết về loại thuốc giảm đau thích hợp nếu không chắc chắn về loại nào hoặc liều lượng bao nhiêu.
   + Sưng vùng bên trong và xung quanh miệng: bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng nếu trẻ cắn vào lưỡi hoặc môi.
   + Đổi màu răng: màu bạn có thể thấy bao gồm xám, đen, nâu hoặc đỏ. Trong hầu hết các trường hợp, đây giống như một vết bầm trên da và sẽ mờ dần theo thời gian. Nếu nó không biến mất, bạn nên đến gặp nha sĩ.
   + Ăn uống khó khăn: nên tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng cho đến khi được khám răng. Ăn thức ăn cứng có thể gây thêm chấn thương cho răng.
   + Các biến chứng: nếu răng không được điều trị, con bạn có thể gặp phải các biến chứng như sốt, đau mặt, khó ăn, chảy máu liên tục, sưng tấy hoặc khó ngủ. Những dấu hiệu này có thể có nghĩa là con trẻ đã bị nhiễm trùng răng. Nhiễm trùng cần được chăm sóc y tế để không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

← Bài trước Bài sau →
back to top