Đau răng khi ăn đồ ngọt

Đau răng khi ăn đồ ngọt

Ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến răng miệng. Đường có trong thực phẩm sẽ làm hỏng răng, khiến răng dễ bị đau và ê buốt. Ăn uống đồ ngọt thường xuyên nhưng lại không thường xuyên chăm sóc răng miệng sẽ khiến răng và nướu dễ bị tổn thương. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết thêm lý do tại sao đồ ngọt khiến cho răng đau và ê buốt.

1. Các loại đồ ngọt cần hạn chế

Đồ ngọt có thể gây khó chịu cho răng, đặc biệt với răng đang bị tổn thương, sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Một vài loại thực phẩm chứa đường gây ra ảnh hưởng tiêu cực hơn với răng bao gồm:

   + Các loại kẹo cứng, kẹo mút, kẹo ngậm, lưu lại trong miệng một thời gian dài và tạo ra nhiều axit hơn trong miệng.

   + Kẹo dẻo, kẹo mềm, kem, trái câ sấy khô, mật ong... đều có thể dính vào răng, tạo điều cho vi khuẩn có nhiều thời gian để phát triển hơn.

   + Các loại nước trái cây, đặc biệt là các loại nước có vị chua, chứa nhiều đường và axit tự nhiên, có thể làm mòn răng.

   + Nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường, đồng thời chứa axit, ảnh hưởng xấu đến răng.


Nên hạn chế những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến răng miệng.

2. Nguyên nhân gây đau răng khi ăn đồ ngọt

Các tổn thương trên răng có thể làm tăng độ nhạy cảm với đồ ngọt. Các nguyên nhân thường gặp là:

   a. Mất men răng

Các loại thực phẩm chứa đường có carbohydrate có thể lên men kết hợp với hại khuẩn trong miệng tạo ra axit. Nếu không được làm sạch bằng cách súc miệng hoặc chải răng, axit sẽ bám lên men răng và khử khoáng khỏi men răng, gây mòn men răng.

Khi răng bị mất men như mất đi vỏ bọc bảo vệ, khiến răng dễ tổn thương và nhạy cảm với các kích thích. Trong nước bọt có chứa khoáng chất tái khoáng cho răng. Nhưng nếu bạn liên tục ăn vặt với đồ ngọt cả ngày, nước bọt sẽ ít có cơ hội để thực hiện tái khoáng.

   b. Sâu răng

VI khuẩn tiêu hóa đường tạo ra mảng bám dính trên răng và dưới nướu. Axit bên trong mảng bám dính vào răng làm khử khoáng men răng, khiến men răng bị bào mòn. Lúc này, vi khuẩn và axit có thể xam nhập sâu hơn vào răng, chạm đến lớp ngà răng bên trong. Sâu răng bắt đầu từ những lỗ hỏng cực nhỏ trên men răng. Thực phẩm có đường, axit và vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ sâu răng, gây đau buốt răng.

   c. Viêm nướu

Mảng bám cũng có thể làm viêm nướu răng. Khi mảng bám lâu ngày không được loại bỏ sẽ hình thành cao răng. Cao răng và mảng bám đồng thời có thể gây kích ứng nước, tạo ra các triệu chứng như viêm nhiễm, sưng đỏ, chảy máu. Khi mô nướu bị viêm sẽ trở nên nhạy cảm hơn, đồng thời làm tăng độ nhạy cảm cho răng.

   d. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là nhu cầu làm đẹp phổ biến hiện nay. Để tẩy trắng răng, người ta dùng một chất tẩy trong nha khoa như Hydrogen Peroxide để tẩy đi mảng tối trên răng. Peroxid xâm nhập vào răng đến ngà răng bên trong và có thể gây ra ê buốt tạm thời ở răng.


Thực hiện tẩy trắng răng có thể gây ê buốt răng tạm thời.

3. Các cách điều trị ê buốt do ăn đồ ngọt

Khi bị nhạy cảm và ê buốt răng, bạn nên dùng các loại kem đánh răng có khả năng thúc đẩy tái khoáng men răng. Các loại kem đánh răng ngăn ngừa ê buốt hoạt động bằng cách bao phủ các ống ngà răng, hạn chế cho ngà răng tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích.

Nếu răng bị ăn mòn nghiêm trọng như sâu răng, bạn có thể cần phải trám răng. Nếu bị viêm nướu, viêm nha chu hoặc tụt nướu, bạn có thể được điều trị bằng việc làm sạch sâu, cạo vôi răng và dùng thuốc kháng sinh. Nếu bị tụt nướu nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề xuất giải pháp phẫu thuật ghép nướu.

Đối với nhạy cảm do tẩy trắng răng thường chỉ là cảm giác ê buốt tạm thời. Việc cần làm là tránh đồ ngọt, đồ quá nóng, quá lạnh trong vài ngày là được. Trong thời gian này, bạn có thể dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để giảm bớt ê buốt.

4. Phòng ngừa ê buốt do ăn đồ ngọt

Bạn có thể thực hiện những lời khuyên dưới đây để răng khỏe mạnh hơn và không còn bị đau buốt khi ăn.

   + Hạn chế thực phẩm có đường để ngừa sâu răng.

   + Hạn chế hút thuốc, các loại vape, thuốc nhai...

   + Nên dùng bàn chải răng lông mềm, chải răng hai lần trong ngày với kem đánh răng chứa Fluoride.

   + Vệ sinh kẽ răng thường xuyên.

   + Không nên dùng nước súc miệng có chứa cồn.

   + Nên súc miệng sau mỗi bữa ăn có nhiều đường.

   + Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để cạo vôi răng.

Răng bị tổn thương có thể bị ê buốt nhiều hơn khi ăn uống thực phẩm chứa đường. Hãy chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách mỗi ngày để răng trở nên khỏe mạnh và ít nhạy cảm hơn. Bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa đường và tinh bột để răng có nhiều thời gian tự chữa lành hơn.

← Bài trước Bài sau →
back to top