Điều gì khiến cho răng yếu đi?

Điều gì khiến cho răng yếu đi?

Răng của người được hình thành từ vật chất cứng. Lớp ngoài cùng gọi là men răng là chất cứng nhất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, thói quen xấu, bệnh tật và một vài tổn thương có thể làm răng bị hao mòn. Bài viết này sẽ cho chúng ta biết những gì có thể làm tổn thương răng và bạn có thể làm gì để bảo vệ chúng.

1. Nghiến răng

Nhiệm vụ chính của răng là nhai và nghiền thức ăn. Tuy nhiên, nếu hoạt động nhai nghiền này quá nhiều, chúng sẽ gây hại. Về lâu về dài, hoạt động nhai nghiền này là mòn đi men răng, thậm chí làm gãy lớp trám. Rất nhiều người lớn mắc phải chứng nghiến răng. Nghiến răng thường xảy ra vào buổi tối khi bạn ngủ, nhưng đôi khi nó còn xảy ra cả ban ngày nữa. Một vài điều sau đây có thể gây nghiến răng:
   + Căng thẳng và lo âu có thể gây ra nghiến răng hoặc làm cho tình trạng trở nên xấu hơn.
   + Lệch khớp cắn có thể gây ra chứng nghiến răng.
   + Một số loại thuốc chống trầm cảm có gây nghiến răng.
   + Hội chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea) cũng gây nghiến răng, chỉ cần điều trị bệnh này thì tật nghiến răng cũng sẽ hết.


Nghiến răng là một trong những nguyên nhân gây mòn răng

Để ngăn ngừa tật nghiến răng, trước tiên bạn phải nhận ra là bản thân mắc phải chứng này. Nhiều người nghiến răng mà không hề nhận ra trong suốt nhiều năm. Khi nhận ra bạn đang nghiến răng, chỉ cần chà lưỡi lên mặt sau của răng cửa, hành động này sẽ giảm tác động của hai hàm. 

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau:
   + Đau đầu
   + Đau hàm hay đau vùng mặt
   + Căng cơ mặt
   + Đau nhức

Nếu nguyên nhân gây nghiến răng là căng thẳng, lo âu, bạn hãy thực hiện vài biện pháp thư giãn như sau: 
   + Tập thể dục
   + Dành thời gian cho bạn bè
   + Hít thở sâu và đều đặn

Nếu bạn nghiến răng vào buổi tối, bạn có thể sử dụng miếng bảo vệ răng. Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn một vài cách thư giãn cơ mặt và kiểm tra giấc ngủ của bạn để biết bạn có bị rối loạn giấc ngủ hay không.

2. Răng bị nứt, vỡ

Một lực mạnh tác động lên răng có thể làm răng bị nứt hoặc vỡ. Nó có thể xảy ra khi nhai thức phẩm cứng hoặc các vật dụng cứng như đá, hoặc bút...

Các va chạm khi chơi thể thao hoặc bị tai nạn có thể làm tổn hại răng. Thống kê cho thấy chấn thương trong khi chơi thể thao gây ra 39% tổn hại răng miệng ở trẻ em. 


Va chạm hoặc tai nạn có thể làm răng bị gãy

Làm cách nào để bảo vệ răng:

   + Đừng nhai đồ cứng như đá hoặc kẹo cứng. Hãy khui nắp chai bằng đồ khui thay vì dùng răng.
   + Sâu răng có thể làm cho răng bạn yếu hơn và dễ rạn nứt. Vì thấy hãy thường xuyên khám răng để được kiểm tra ít nhất 2 lần trong năm. 
   + Nếu bạn chơi những môn thể thao có tính đối kháng, hãy đeo miếng bảo vệ răng. Các vận động viên không đeo bảo vệ răng thường bị chấn thương răng miệng gấp đôi. 

3. Xói mòn răng do axit

Bạn có nhớ khi học ở trường rằng, axit có tính ăn mòn bề mặt. Và đây cũng là điều xảy ra cho men răng khi để cho axit tiếp xúc với men răng. Bên dưới là một vài con đường để axit tiếp xúc với răng:
   + Thực phẩm và nước uống có tính axit: Nước trái cây có thể làm yếu men răng. Các thức uống như soda, nước chanh, nước uống thể thao, nước tăng lực đều là những thứ đồ uống nguy hại cho răng.
   + Đường: Vi khuẩn trên răng ăn đường và sau đó tạo ra axit gây hại cho răng.
   + Trào ngược dạ dày: Chứng này mang axit dạ dày trào ngược lên miệng tiếp xúc với răng. 
   + Thường xuyên buồn nôn: Khi bạn thường xuyên bị buồn nôn do rượu bia, rối loạn ăn uống... làm cho axit dạ dày tiếp xúc với răng nhiều lần. 


Trào ngược dạ dày có thể ảnh hưởng xấu đến răng

Bạn có thể làm gì:
   + Hãy giảm dung nạp thức ăn chứa đường, axit và bánh snack trong ngày. Khi bạn dùng chúng thường xuyên, răng bạn thường xuyên tiếp xúc với axit sẽ làm yếu men răng. 
   + Mỗi khi bạn dùng các thực phẩm có đường và axit, hãy súc miệng với nước lọc. Hoặc bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích hoạt tuyến nước bọt. Nước bọt của bạn có chứa các thành phần khoáng chất như Calcium và Phosphate để làm răng chắc khỏe.  
   + Nếu bạn có các vấn đề như trên hãy khám và điều trị càng sớm càng tốt.
   + Đừng quên chải răng 2 phút x 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa Fluoride. Nước súc miệng chứa Fluoride cũng mang đến nhiều lợi ích.

← Bài trước Bài sau →
back to top