Tại sao chúng ta cần dùng bàn chải kẽ?

Tại sao chúng ta cần dùng bàn chải kẽ?

Khi màng nhầy sinh học chuyển hóa thành mảng bám răng

Lúc nào cũng vậy, luôn có vài loại vi khuẩn trong khoang miệng và trên răng. Về cơ bản, vi khuẩn ở khắp nơi: trong không khí, trên da, trên thực phẩm. Có thể nói rằng toàn bộ thế giới được bao phủ bởi vi khuẩn. 

Thông thường, các loại vi khuẩn sẽ cân bằng hoàn hảo bởi các tác nhân bảo vệ trong khoang miệng. Chúng ta có sẵn tác nhân kháng khuẩn trong nước bọt để kiểm soát hệ vi khuẩn. Nhưng một khi vi khuẩn tiếp xúc với bề mặt cứng (như răng) trong một môi trường ẩm ướt, chúng có xu hướng tích tụ lại trên bề mặt đó. 


Vi khuẩn tích tụ tạo thành mảng bám răng

Trong khoang miệng, vi khuẩn hình thành màng sinh học - một lớp các vi sinh vật được cũng cố bởi nhiều yếu tố bảo vệ. Lớp màng sinh học này cho phép vi khuẩn tồn tại và phát triển trong môi trường được bảo vệ. Vi khuẩn sẽ hình thành lớp màng ở khắp mọi nơi mà chúng có thể xuất hiện trong khoang miệng.

Khi vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, chúng đồng thời tạo ra chất thải. Màng sinh học càng nhiều, chất thải vi khuẩn càng nhiều. Chất thải này làm mất cân bằng các hóa chất bên trong khoang miệng và dẫn đến sâu răng, hôi miệng, và viêm nướu. Khi màng sinh học trở nên dày đặc, chúng ta gọi chúng là mảng bám răng.

Cách loại bỏ mảng bám

Cách duy nhất để loại bỏ màng sinh học là phá vỡ liên kết vật ký của nó. Bạn chải răng với bàn chải lông mềm, 2 lần/ngày, nhẹ nhàng và kỹ lưỡng trên từng bề mặt của răng cho đến khi răng sạch hẳn. Vội vã chải răng không có tác dụng gì trong trường hợp này. Khi bạn không chải răng đúng cách, sẽ tồn đọng lại nhiều mảng bám giúp cho vi khuẩn tiếp tục tồn tại và hình thành thêm mảng bám trong vài giờ tiếp theo.


Chải răng với bàn chải lông mềm là cách duy nhất loại bỏ mảng bám

Sử dụng nước súc miệng thay cho chải răng cũng không hiệu quả. Mảng bám có thể trở bám chắc hơn khiến cho nước súc miệng cũng không thể để lại hiệu quả nào cho răng. Nước súc miệng có thể làm cho bạn cảm thấy sạch, nhưng cảm giác sạch này lại che đậy sự thật là vi khuẩn vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh hơn. Đều tương tự cũng xảy ra khi nhai kẹo cao su. Để loại bỏ mảng bám, cách duy nhất là chải răng. 


Nước súc miệng không thể làm sạch hoàn toàn mảng bám

Kem đánh răng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại mảng bám. Các chất hóa học trong kem đánh răng sẽ phá hủy mảng bám trong khi chải răng và sau đó các chất trong kem đánh răng sẽ cũng cố hàng rào phòng thủ cho răng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, một mình kem đánh răng cũng không có tác dụng. 

Mảng bám ẩn nấp trong kẽ răng

Chải răng thông thường chỉ có thể loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng ở mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Nhưng sẽ khó loại bỏ mảng bám trong kẽ răng. Mỗi một người có kích thước kẽ răng khác nhau. Vì lưỡi không chạm được vào vùng kẽ răng đó nên bạn lầm tưởng rằng kẽ răng không có mảng bám. Bạn thử dùng tăm răng thì sẽ lấy ra được nhiều mảng bám trong kẽ răng. 


Mảng bám trong kẽ răng

Kẽ răng là vị trí tốt nhất để vi khuẩn tích tụ vì ít khi nào bị bàn chải răng tác động tới. Vì thế ngay cả người có thói quen chải răng tốt nhất cũng sẽ có mảng bám trong kẽ răng. Do đó, kẽ răng phải luôn được làm sạch. 

Vệ sinh kẽ răng: chỉ nha khoa hay bàn chải kẽ?

Có hai cách thường gặp để làm sạch kẽ răng: chỉ nha khoa và bàn chải kẽ. Theo một vài phân tích tổng hợp gần đây, bàn chải kẽ mang lại hiệu quả rõ rệt và ít hay tổn thương cho nướu hơn chỉ nha khoa. Các chuyên gia chỉ ra rằng chỉ nha khoa có thể cắt phạm vào nướu khi đang thực hiện nhiệm vụ của chúng, trong khi bàn chải kẽ răng thì không. Tuy nhiên, cũng có vài vị trí bạn chỉ có thể dùng chỉ nha khoa để vệ sinh mảng bám. 

Bàn chải kẽ răng đi vào kẽ răng và phá hủy liên kết của màng sinh học. Chuyển động ra vào một lần là đủ. Bàn chải sau đó có thể được rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần. Không giống như chỉ nha khoa, bàn chải kẽ có các sợi lông len lõi vào các góc và không gian bên trong kẽ răng để làm sạch mảng bám giúp cho việc loại bỏ mảng bám hiệu qua hơn xỉa răng. 


Bàn chải kẽ vệ sinh kẽ răng tốt hơn

Không gian kẽ răng khác nhau thì bạn cần kích thước khác nhau của bàn chải kẽ răng. Hãy đảm bảo kích thước phù hợp của bàn chải kẽ để mang lại hiệu quả làm sạch tốt nhất cho kẽ răng. Làm sạch kẽ răng có kích thước lớn bằng bàn chải kẽ có kích thước nhỏ sẽ không hiệu quả, ngược lại làm sạch kẽ răng có kích thước nhỏ bằng bàn chải kẽ có kích thước lớn có thể làm tổn thương nướu và răng. Các bàn chải kẽ của Curaprox luôn có nhiều kích cỡ để phù hợp với nhiều loại kẽ răng. 

Những điều cần biết khi chọn bàn chải kẽ

Bởi vì bàn chải kẽ dùng để vệ sinh kẽ răng nên chúng ra cần chọn kích thước thật cẩn thận để tránh mọi tổn thương. Tốt nhất là bạn nên đến phòng nha để nha sĩ đo kích thước từng kẽ răng. Từng nha sĩ sẽ có dụng cụ đo kẽ răng khác nhau và sẽ cho bạn biết mỗi kẽ răng phù hợp với kích thước bàn chải kẽ thế nào.


Bàn chải kẽ có nhiều kích thước phù hợp với nhiều kẽ răng

Một vài người sẽ bị chảy máu chân răng khi mới sử dụng bàn chải kẽ. Đây là dấu hiệu cho thấy một dạng viêm nướu nhẹ đã hình thành. Bằng việc chải răng và vệ sinh kẽ răng, bạn đã phá vỡ một phần của nướu bị viêm có chứa nhiều mạch máu nhỏ. Mặc dù bị chảy máu chân răng nhưng bạn đừng lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu tốt, cho thấy vấn đề của nướu răng đã được phát hiện. Bạn chỉ cần chăm loại bỏ mảng bám kẽ răng mỗi ngày thì sau khoảng một tuần, tình trạng viêm nướu sẽ biến mất, các mạch máu được bảo vệ và không bị chảy máu. Nếu tình trạng chảy máu chân răng vẫn cứ dai dẳng thì bạn nên đi khám răng để tìm hiểu nguyên nhân chính. 

Những điều cần tránh

Không nên tự chẩn đoán tình trạng viêm nướu của mình. Không nên tự lo lường kích thước kẽ răng. Nha sĩ sẽ là người cho bạn biết kích thước kẻ răng của bạn phù hợp với loại bàn chải nào. 

Không nên dùng bàn chải kẽ răng để vệ sinh bề mặt răng. Bàn chải kẽ răng chỉ được dùng để vệ sinh kẽ răng. Bạn vẫn cần phải có một cây bàn chải lông mềm để làm sạch mảng bám bề mặt răng 2 lần/ngày. 

Tránh các thực phẩm nhiều đường vì nó làm giảm khả năng tiết nước bọt để bảo vệ răng. Vả lại, vi khuẩn sẽ phát triển hiều hơn khi có nhiều đường. 

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, hãy chăm sóc cẩn thận hơn cho răng miệng và kẽ răng. Các phản ứng miễn dịch giảm có thể làm suy yếu khả năng bảo vệ và chống lại vi khuẩn của nướu, khiến cho nướu răng dễ bị viêm hơn bình thường. 

← Bài trước Bài sau →
back to top