Hóa chất diệt khuẩn có thể tích tụ trên bàn chải

Hóa chất diệt khuẩn có thể tích tụ trên bàn chải

Như ta đã biết, Triclosasn đã bị cấm trong nhiều loại sản phẩm tiêu dùng nhưng lại không bị cấm dùng trong kem đánh răng. Nếu bạn đang dùng kem đánh răng có chứa Triclosan, loại hóa chất này có nhiều cơ hội tích tụ lại trên bàn chải răng của bạn. Việc tiếp xúc lâu dài với Triclosan có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, ảnh hưởng đến hệ thủy sinh dưới nước do chất thải chứa Triclosan và góp phần làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh ở người.

Ở một hàm lượng cho phép, Triclosan trong kem đánh răng được xem là an toàn và được chứng minh là giúp giảm mảng bám, giảm sâu răng và viêm nướu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng theo thời gian, hóa chất này được hấp thụ từ kem đánh răng vào lông của một số bàn chải đánh răng. Sau 3 tháng chải răng, hơn một phần ba số bàn chải được thử nghiệm chứa lượng Triclosan gấp 7 đến 12,5 lần lượng Triclosan mà một người sẽ tiếp xúc với kem đánh răng trong một lần đánh răng thông thường. Việc tiếp xúc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn.

1. Phơi nhiễm Triclosan xảy ra như thế nào?

Thật ra, bản thân sự tích tụ chất Triclosan này không nhất thiết là một nguy cơ với sức khỏe. Vấn đề là ở việc giải phóng các hóa chất sau đó xảy ra một cách không được kiểm soát có thể dẫn đến phơi nhiểm Triclosan dài hạn mà chúng ta không ngờ được. Nếu bạn đang dùng kem đánh răng chứa Triclosan, bàn chải răng sẽ tích tụ chất này. Dù sau đó bạn đã chuyển sang dòng sản phẩm không chứa Triclosan nhưng với bàn chải cũ thì mức độ phơi nhiễm vẫn ở mức rất lớn. Cách đơn giản nhất là khi bạn nhận ra mối nguy hại của Triclosan, bạn đổi kem đánh răng khác thì bạn cũng nên đổi luôn một bàn chải mới.


Đổi bàn chải mới khi đổi kem đánh răng để tránh tích tụ thêm Triclosan

Khi đổi bàn chải mới, vấn đề sức khỏe đã được đảm bảo vì không tiếp xúc với Triclosan, nhưng Triclosan vẫn sẽ ảnh hưởng tới môi trường. Điều này xảy ra vì những tuýp kem đánh răng, những chiếc bàn chải đã tích tụ rất nhiều Triclosan sẽ “đáp” xuống một bãi rác nào đó. Một số lượng lớn bàn chải và kem đánh răng thừa chứa Triclosan xuất hiện tại bãi rác tỷ lệ thuận với mỗi nguy hại cho môi trường sống mà Triclosan gây ra. Và một khi những rác thải này bị đốt cháy sẽ hình thành Dioxin – một chất gây ung thư mạnh – được thải vào không khí. Còn khi các bãi rác xử lý bằng cách chôn lấp thì Triclosan hoàn toàn có thể đi theo nước thải ngấm vào mạch nước hoặc ra sông ngòi, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thủy sinh. Chính vì thế, Triclosan được đánh giá là một trong mười chất gây ô nhiễm hàng đầu.

2. Cách để giảm phơi nhiễm Triclosan

Để giảm phơi nhiễm Triclosan, các nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng đã đề xuất một cách đơn giản. Đó là tránh dùng kem đánh răng chứa Triclosan, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn sử dụng vì lợi ích tiềm năng của nó với sức khỏe. Các hãng sản xuất cần xem xét kỹ lưỡng hơn mối nguy hại và lợi ích mà Triclosan mang lại và cũng phải tăng tính minh mạch khi sử dụng thành phần này trong các sản phẩm. Bởi khi người dùng sử dụng loại hóa chất này, nó hầu như không có hiệu quả bảo vệ  khỏi vi khuẩn mà lại làm tăng nguy cơ tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và khả năng bị dị ứng. Thậm chí Triclosan còn được tìm thấy trong sữa mẹ và là yếu tố có liên quan đến sự chậm phát triển của thai nhi.

Các sản phẩm tiêu dùng khác có chứa Triclosan cũng cần phải tránh. Không có bằng chứng lợi ích hay hiệu quả nào từ việc sử dụng Triclosan trong các sản phẩm tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt... Và vì thế mà cơ quan FDA đã cấm Triclosan trong nhiều sản phẩm tiêu dùng. Nhưng sự thật là phạm vi quản lý Triclosan lại chỉ nằm trong tầm với của FDA. Đối với những sản phẩm mà FDA không quản lý hoặc chưa quản lý như các loại gia cụ, đồ chơi, quần áo... có khả năng bị phơi nhiễm Triclosan thì lại phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức của người tiêu dùng.

← Bài trước Bài sau →
back to top