Lo lắng có thể gây ra đau họng không?

Lo lắng có thể gây ra đau họng không?

Khi lo lắng, bạn có thể cảm nhận cổ họng cũng bị đau, cảm thấy căng tức cổ họng và khó nuốt. Mặc dù lo lắng là một vấn đề sức khỏe tinh thần và cảm xúc nhưng nó thực sự có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Đau họng chỉ là một nhiều triệu chứng. Chúng ta hãy xem xét việc lo lắng có thể ảnh hưởng đến cổ họng của bạn như thế nào và các lời khuyên để ngăn ngừa nó.

1. Mối liên hệ giữa sự lo lắng và các triệu chứng ở cổ họng

Khi bị căng thẳng hoặc thấy lo lắng, cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách giải phóng adrenaline và cortisol vào máu. Ngoài việc làm tăng nhịp tim và huyết áp, việc giải phóng các hormone này sẽ dẫn đến nhiều phản ứng thể chất như:
   + Thở nhanh và nông
   + Thở bằng miệng
   + Tăng thông khí
   + Ho do lo lắng
   + Tăng cơ

Những điều trên có thể dẫn đến: 
   + Đau họng
   + Khô cổ họng
   + Cảm giác nóng trong cổ họng

Khi cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng, các hormonr trong cơ thể cũng có thể gây ra các vấn đề về cổ họng sau đây:

   a. Chứng khó thở căng cơ
Chứng khó thở căng cơ là một vấn đề về phối hợp liên quan đến các cơ và hô hấp. Khi bạn căng thẳng, các cơ kiểm soát giọng nói của bạn có thể căng lên. Điều này gây ra khàn giọng, vỡ giọng.

   b. Chứng khó nuốt
Chứng khó nuốt là một chứng rối loạn nuốt có thể trở nên trầm trọng hơn do lo lắng. Một số nghiên cứu cho thấy lo lắng là một trong những yếu tố liên quan mạnh mẽ đến chúng khó nuốt.

   c. Cảm giác có khối u
Bạn sẽ cảm giác như là cổ họng có khối u mặc dù thật sự không hề có. Chứng này thường không gây đau nhưng nó có thể khiến bạn khó chịu hơn khi lo lắng và căng thẳng.

   d. Các yếu tố góp phần khác
Nếu bạn gặp tình trạng ảnh hưởng đến cổ họng, chẳng hạn như dị ứng, viêm amiđan, cảm lạnh thông thường, trào ngược axit dạ dày hoặc GERD, lo lắng có thể làm cho chứng đau họng và các triệu chứng cổ họng khác của bạn tồi tệ hơn.

2. Cách nhận biết đau họng do lo lắng

Nếu cơn đau họng là do lo lắng gây ra, nó sẽ chỉ bùng phát khi bạn bị căng thẳng. Khi bạn giải tỏa được trạng thái căng thẳng thì tình trạng đau hoặc co thắt cổ họng cũng giảm bớt.

Các dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn bị đau họng do lo lắng:
   + Thở bằng miệng
   + Tăng thông khí
   + Căng cơ
   + Ho do lo lắng

Đau họng cũng có thể hoàn toàn không liên quan gì đến trạng thái tinh thần của bạn nếu triệu chứng đau vẫn tiếp tục khi bạn đã bình tĩnh hơn. Ngoài ra, có thể bạn không phải bị đau họng do lo lắng khi có các triệu chứng dưới đây:
   + viêm, sưng amidan
   + Nghẹt mũi
   + Ho đàm
   + Sốt
   + Buồn nôn, ói mửa
   + Đau nhức cơ thể
   + Đau đầu
   + Mệt mỏi

3. Làm thế nào để giải tỏa lo lắng

Trong những thời điểm căng thẳng cao độ, bạn có thể thực hiện các bước để xoa dịu cảm xúc của mình:
   + Thở chậm và sâu: hít vào bằng mũi, hít thật sâu. Thở ra từ từ bằng miệng. Làm điều này mọi lúc mọi nơi. Nếu có thể, bạn nên tìm một nơi yên tĩnh để ngồi và nhắm mắt trong khi hít thở.
   + Đi dạo: ra ngoài đi dạo, chú ý đến từng bước chân và ngắm cảnh xung quanh. 
   + Nghe hoặc chơi nhạc: hãy thư giãn bằng một vài bản nhạc bạn yêu thích hoặc một vài phút chơi một loại nhạc cụ. 
   + Tập trung vào một hoạt động yêu thích: thư giãn bằng các trò chơi, đọc sách, xem TV...
   + Trò chuyện với bạn bè: hãy trò chuyện với bạn bè hoặc người thân.
   + Dành thời gian yên tĩnh bằng việc tắt hết các thiết bị. Dù chỉ 15 phút yên tĩnh cũng có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và cảm thấy bình tĩnh hơn.
   + Trong khi căng thẳng hoặc lo âu, viết lách có thể giúp bạn giải tỏa cảm xúc.

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về triệu chứng đau họng, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất. Lo lắng và các triệu chứng của lo lắng có thể được điều trị và kiểm soát hiệu quả.

Nguồn Healthline.com

← Bài trước Bài sau →
back to top