Sâu răng là một bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 11 tuổi. Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến tốc độ tiến triển của bệnh sâu răng như: không vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách, chế độ ăn uống hằng ngày không lành mạnh... Hầu hết các lỗ sâu phải mất từ vài tháng đến nhiều năm để hình thành. Vì thế nếu bạn đang có những thói quen không tốt đến sức khỏe răng miệng, bạn có thể tìm hiểu, nhận biết và loại bỏ dần các thói quen xấu cho răng ngay từ bây giờ.
1. Sâu răng hình thành như thế nào?
Khi răng bị tổn thương lâu ngày không được điều trị, kết hợp với các yếu tố chăm sóc sức khỏe kém trong thời gian dài sẽ dần dần hình thành lỗ sâu răng. Dưới đây, bạn có thể xem qua các giai đoạn tiến triển của sâu răng:
a. Khử khoáng men răng
Khử khoáng men răng là giai đoạn đầu tiên của sâu răng. Nó xảy ra khi răng tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với axit từ thực phẩm. Ở giai đoạn này, để ngăn ngừa tổn thương, bạn có thể vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng kem đánh răng chứa fluoride.
b. Sâu men răng
Quá trình khử khoáng nếu xảy ra liên tục sẽ làm sâu men răng. Sâu men răng sẽ gây ra các lỗ sâu trên bề mặt răng. Khi lỗ sâu quá lớn thì răng không thể phục hồi được. Lúc này, bạn cần phải điều trị tại phòng nha.
c. Sâu ngà răng
Nếu răng men răng tiến triển mà không được điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến ngà răng. Phần mô ngà răng này cực kỳ nhạy cảm. Vì thế mà khi sâu răng lan tới ngà răng, bạn sẽ dễ cảm thấy nhạy cảm và đau nhức răng. Khi sâu răng tiến triển đến giai đoạn này, bạn cần phải được trám răng, nếu răng bị sâu quá nhiều, có thể bạn cần đến mão răng.
d. Sâu tủy răng
Bên dưới ngà răng là tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu. Khi sâu răng đến tủy, răng bắt đầu bị sâu nhanh hơn, dẫn đến viêm, sưng tấy và đau nhức nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, sâu răng đã lan đến tủy răng cần phải điều trị tủy răng.
e. Áp-xe răng
Áp-xe răng xảy ra khi vi khuẩn gây sâu răng tiếp tục lây lan bên dưới tủy răng. Những vi khuẩn này gây nhiễm trùng và tạo ra túi mủ bên dưới răng.
Áp-xe răng thường không được chú ý cho đến khi cơn đau và sưng tấy trở nên không thể chịu nổi. Áp-xe răng cần được điều trị ngay lập tức và trong một số trường hợp phải nhổ bỏ răng.
2. Sâu răng hình thành trong bao lâu?
Không có mốc thời gian chính xác về thời gian hình thành sâu răng, vì việc vệ sinh răng miệng của mỗi người là khác nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sâu răng bao gồm:
+ Mức độ axit trong miệng
+ Tần suất răng tiếp xúc với axit
+ Độ dày và sức khỏe men răng
+ Vị trí của sâu răng
Trong hầu hết các trường hợp, thời gian hình sâu răng phải mất vài năm.
3. Các triệu chứng sâu răng
Các triệu chứng của sâu răng có thể khác nhau ở mỗi người và thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng. Ban đầu, bạn có thể nhận thấy một hoặc một vài vết đốm trên răng không biến mất ngay cả khi đánh răng. Theo thời gian, đốm trắng này có thể trở thành lỗ sâu răng. Các triệu chứng khác của sâu răng có thể bao gồm:
+ Nhạy cảm với nóng và lạnh
+ Nhạy cảm với đồ ngọt
+ Đau răng, đặc biệt là cơn đau kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn.
4. Có thể ngăn ngừa sâu răng hay không?
Khi răng sâu ở giai đoạn đầu, tức là giai đoạn khử khoáng, thì có thể đẩy lùi tình trạng sâu răng. Trong giai đoạn đầu của sâu răng, điều quan trọng là phải duy trì vệ sinh răng miệng tốt để giúp tái tạo lại các khoáng chất trong răng. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một số lời khuyên về cách làm chậm hoặc đảo ngược sự tiến triển của sâu răng trong giai đoạn đầu.
+ Hạn chế thực phẩm quá nhiều đường hoặc tinh bột.
+ Chải răng hai lần mỗi ngày, tốt nhất là dùng kem đánh răng có chứa fluoride.
+ Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng.
+ Dùng thêm nước súc miệng có fluoride hàng đêm sau khi chải răng.
+ Duy trì việc thăm khám nha sĩ thường xuyên - ít nhất 6 tháng một lần.
Lỗ sâu răng một khi đã hình thành trên răng thì không thể phục hồi được tổn thương và cần phải điều trị.