Mất bao lâu để phục hồi sau khi nhổ răng?

Mất bao lâu để phục hồi sau khi nhổ răng?

Thời gian để phục hồi hoàn toàn sau khi nhổ răng ở mỗi trường hợp là không giống nhau. Nó sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, vào mức độ nghiêm trọng của ca phẫu thuật, và vào vị trí cây răng được nhổ. Việc phục hồi hoàn toàn có thể mất đến vài tháng. Cùng Ecare tìm hiểu thêm về thời gian phục hồi sau khi nhổ răng và một số lời khuyên giúp bạn phục hồi tốt hơn.

1. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào loại hình nhổ răng

Có hai loại hình nhổ răng chủ yếu và thời gian phục hồi vết thương sẽ phụ thuộc vào hai loại hình thức nhổ răng này.

   a. Nhổ răng đơn giản 
Hình thức nhổ răng này được thực hiện khi răng đã mọc ra khỏi nướu, bạn đã có thể thấy được chiếc răng. Những chiếc răng như thế này thường chỉ nhổ khi bị nhiễm trùng, sâu răng nặng hoặc do chen chúc ảnh hưởng đến răng khác. Nếu chiếc răng bị nhổ là rang hàm thì mất nhiều thời gian hơn để lành lại vì răng hàm thường lớn và có nhiều chân răng hơn. Thông thường vết thương sẽ khép miệng sau ba tuần nhưng có thể phải mất tới vài tháng để vết thương lành lặn hoàn toàn. Tuy vết thương khép lại nhưng bạn vẫn có thể cảm nhận được vết lõm khi rà lưỡi lại vùng vết thương. Ngoài ra khi chỉnh nha, nha sĩ cũng sẽ nhổ vài chiếc răng để tạo khoảng trống giúp các răng còn lại xếp đúng vị trí và thẳng hàng trở lại. Khi thực hiện một ca nhổ răng, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ để giảm đau trong quá trình nhổ răng. Trong khi nhổ, bạn vẫn sẽ tỉnh táo. Nếu chiếc răng bị nhổ chỉ có một chân răng, vết thương mà nó để lại sẽ nhỏ và lành lặn nhanh, chỉ trong bảy ngày. Quá trình phục hồi hoàn toàn sẽ mất thêm khoảng bảy ngày tiếp theo.

   b. Nhổ răng với phương pháp phẫu thuật
Quy trình này kéo dài hơn, vì vậy vết thương sẽ mất nhiều thời gian hơn để lành lặn so với sau khi nhổ răng đơn giản. Khi thực hiện phẫu thuật, các mô và xương dưới nướu sẽ được cắt để phục vụ cho quá trình nhổ răng dễ hơn. Vì thế, việc phục hồi hoàn toàn sau quá trình nhổ răng bằng phương pháp phẫu thuật có thể kéo dài từ 2-3 tháng. Thông thường, nha sĩ sẽ ưu tiên phương pháp nhổ răng bình thường, chỉ khi cấu trúc răng của bạn không thể thực hiện nhổ răng đơn giản được thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng bằng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật nhổ răng sẽ áp dụng với các tình trạng răng miệng sau đây:
   + Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch.
   + Răng nanh mọc lệch và cần được điều chỉnh khi thực hiện chỉnh nha.
   + Răng bị nứt vỡ chỉ còn một phần nằm dưới nướu.
Việc nhổ răng bằng phương pháp phẫu thuật sẽ cần gây tê cục bộ hoặc có khi phải gây mê toàn thân.

2. Các giai đoạn lành vết thương sau khi nhổ răng

Quá trình lành vết thương sẽ cần một khoảng thời gian nhưng cơ thể luôn có khả năng tự chữa lành, vì thế quá trình này sẽ bắt đầu ngay sau khi hoàn tất nhổ răng.

   a. Từ 24 đến 48 giờ sau phẫu thuật
Trong 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ bắt đầu hình thành trên vết thương. Cục máu đông này giúp giữ cho vết thương không bị các mảnh thức ăn và vi khuẩn xâm nhập. Đó là bước đầu tiên cần thiết để chữa lành và cho phép mô nướu và xương bắt đầu hình thành. Mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt nhưng mô nướu mới đã bắt đầu hình thành trong ổ răng. Vết thương sẽ dần ít chảy máu và dừng hẳn trong thời gian này. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ bị sưng đau ở vùng răng bị nhổ.

   b. Từ 7 đến 21 ngày sau phẫu thuật
Vết thương sẽ bắt đầu khép lại rõ rệt khi các mô nướu được tái tạo. Nếu có vết khâu, chỉ khâu sẽ được cắt bỏ hoặc tự tiêu. Nhổ răng lớn, răng hàm và bất kỳ răng bị ảnh hưởng nào sẽ mất nhiều thời gian để lành lại.

   c. Từ 1 đến 4 tháng sau phẫu thuật
Dựa trên mức độ của vết thương, ổ răng sẽ được chữa lành hoàn toàn mà không có vết lõm. Hốc răng cũng phải được lấp đầy hoàn toàn bằng xương mới.

3. Lời khuyên sau khi nhổ răng

Dưới đây là những điều nên làm và không nên làm để hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi nhổ răng.

   a. Nên làm
   + Ngậm chặt gạc ẩm tại vùng vết thương trong ít nhất 30 phút sau khi phẫu thuật. Điều này sẽ giúp cục máu đông bắt đầu hình thành trong ổ răng.
   + Nghỉ ngơi cho cơ thể bạn thời gian để hồi phục.
   + Nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn về các loại thuốc bạn dùng. Một số loại, chẳng hạn như chất làm loãng máu, có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
   + Uống nhiều nước (không quá nóng, không quá lạnh).
   + Luôn làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng với nước muối.
   + Chỉ ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu.
   + Chườm lạnh bên ngoài vùng mặt để giảm sưng.

   b. Không nên làm
   + Không súc rửa vết thương trong 24 giờ đầu tiên.
   + Đừng uống bất cứ thứ gì nóng hoặc quá lạnh trong vài ngày đầu tiên.
   + Đừng thực hiện bất kỳ hoạt động gắng sức nào có thể đẩy nhanh lưu lượng máu trong vài ngày đầu tiên.
   + Tránh bất kỳ hoạt động nào gây ra lực hút trong miệng của bạn trong vài ngày đầu tiên để bạn không đánh bật cục máu đông bắt đầu hình thành. Điều này bao gồm hút thuốc lá, uống bằng ống hút và khạc nhổ.
   + Không uống rượu hoặc sử dụng nước súc miệng có cồn trong 24 giờ sau phẫu thuật.
   + Tránh ăn bất cứ thứ gì có thể bị kẹt trong lỗ, chẳng hạn như hạt dâu tây hoặc hạt quả hạch.

4. Các yếu tố rủi ro trong quá trình lành lặn vết thương

Nếu không có cục máu đông hình thành trên lỗ răng của bạn hoặc cục máu động bị bong ra, có thể xảy ra tình trạng ổ răng khô. Ổ răng khô là một biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật nhổ răng gây cản trở sự phát triển của xương mới và sự phát triển của mô mềm nhằm hình thành cục máu đông. Bạn có nhiều nguy cơ bị ổ răng khô hơn nếu:
   + Xuất hiện nhiễm trùng trong ổ răng
   + Bị thương tại vị trí nhổ răng
   + Đã từng gặp phải tình trạng ổ răng khô trước đây
   + Sử dụng các sản phẩm hút, nhai hoặc vape nicotine
   + Uống thuốc tránh thai
   + Không giữ cho khu vực sạch vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn

5. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Hãy đến tái khám ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ổ răng khô nào, bao gồm:
   + Sưng nặng hoặc sưng bắt đầu từ 3 ngày trở lên sau phẫu thuật
   + Đau dữ dội, đau nhói, ngứa ran hoặc trầy xước trong lỗ răng hoặc khu vực xung quanh
   + Xuất hiện mủ ở vùng vết thương
   + Chảy máu nhiều
   + Sốt cao 
   + Đau nhức, khó chịu
   + Xuất hiện mủ hoặc máu trong nước mũi
   + Hôi miệng ngay cả sau khi súc miệng
   + Nhìn thấy xương trong lỗ răng
   + Lỗ răng không có cục máu đông có thể nhìn thấy hoặc dường như không có dấu hiệu lành lại sau 2 đến 4 ngày

6. Các biến chứng tiềm ẩn và điều trị

Nếu bạn bị nhiễm trùng, nha sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc nước súc miệng kháng khuẩn hoặc sát trùng để bạn sử dụng. Nếu bạn bị ổ răng khô, nha sĩ sẽ làm sạch khu vực này để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn và mảnh vụn. Ổ răng khô có thể gây đau vì thế thuốc được kê toa thường đủ để làm giảm hoặc loại bỏ sự khó chịu.

Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng sau nhổ răng rất quan trọng. Nếu không chăm sóc tốt, bạn có thể vô tình để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng lên răng. Liên hệ ngay với Ecare để được hướng dẫn chăm sóc răng miệng và tìm mua ngay những sản phẩm chăm sóc răng miệng chất lượng Châu Âu. 

← Bài trước Bài sau →
back to top