Nguy cơ bệnh tim mạch do viêm nướu?

Nguy cơ bệnh tim mạch do viêm nướu?

Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể được thực hiện. Trong số đó, mối quan hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim mạch nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Các bệnh nướu răng như viêm nướu, viêm nha chu... có thể làm tổn hại đến răng và nướu, đồng thời cũng được chứng minh là có liên quan đến rủi ro mắc bệnh tim mạch.

1. Mối liên quan giữa bệnh nướu răng và tim mạch

Trong một nghiên cứu từ năm 2014 xem xét những người mắc bệnh tim lẫn bệnh răng miệng và phát hiện ra rằng những người chăm sóc răng miệng tốt sẽ giảm thiểu những tình trạng bệnh tim mạch trầm trọng hơn. Điều này giúp các chuyên gia có thêm một hướng để giảm tỷ lệ bệnh tim mạch. Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã ủng hộ mối liên quan giữa bệnh răng miệng và bệnh tim mạch. Bệnh nướu răng có thể làm tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim ở người. Với bằng chứng này, các Hiệp hội Nha khoa trên thế giới đã thừa nhận mối quan hệ giữa bệnh nướu răng và bệnh tim. Bệnh nướu răng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì viêm nướu và vi khuẩn gây viêm có thể tác động đến các động mạch quan trọng.

2. Bệnh răng miệng và các bệnh khác

Bệnh răng miệng ngoài khả năng liên quan đến bệnh tim, còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác như:

   + Loãng xương: Do mật độ xương thấp, làm ảnh hưởng đến xương hàm, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

   + Bệnh đường hô hấp: Vi khuẩn trong miệng (từ bệnh răng miệng) có thể di chuyển đến phổi và gây nhiễm trùng như viêm phổi.

   + Ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nướu răng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số dạng ung thư, chẳng hạn như ung thư thận, tuyến tụy và máu.

   + Viêm khớp dạng thấp (RA): Nghiên cứu ban đầu cho thấy mối liên quan giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh nướu răng.

Ngoài ra còn có một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh nướu răng cao hơn. Điều này có thể là do tình trạng viêm gia tăng và nguy cơ nhiễm trùng nói chung cao hơn. Nguy cơ sẽ giảm xuống nếu bạn kiểm soát được bệnh tiểu đường của mình. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh nướu răng do thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu.

3. Triệu chứng và chẩn đoán

   a. Triệu chứng bệnh nướu răng

Khám răng định kỳ để bác sĩ giúp chẩn đoán sớm và điều trị bệnh nướu răng. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nướu răng, bao gồm:

   + Hôi miệng

   + Nướu sưng đỏ

   + Nướu mềm dễ chảy máu

   + Đau khi nhai, răng dễ nhạy cảm

   + Tụt nướu

   + Răng lung lay hoặc thay đổi khớp cắn

    b. Triệu chứng bệnh tim

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh tim, họ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của các triệu chứng cũng như kết quả khám sức khỏe. Sau đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh tim:

   + đau ngực hay còn gọi là đau thắt ngực do tim không nhận đủ oxy

   + rối loạn nhịp tim hay còn gọi là nhịp tim không đều

   + khó thở

   + mệt mỏi bất ngờ

   + chóng mặt và choáng váng

   + nhầm lẫn đột ngột hoặc suy nghĩ suy giảm

   + tích tụ quá nhiều chất lỏng, được gọi là phù nề

   + nhồi máu cơ tim

Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, tìm hiểu tình trạng bệnh sử của bạn và gia đình. Họ sẽ xác nhận qua các xét nghiệm sau:

   + Điện tâm đồ

   + Chụp X-quang ngực

   + Xét nghiệm máu

   + Kiểm tra nhịp thở

4. Phòng ngừa

Có nhiều thói quen sinh hoạt lành mạnh mà bạn có thể áp dụng để duy trì vệ sinh răng miệng tốt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về nướu và tim.

   + Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có Fluoride.

   + Vệ sinh kẽ răng ít nhất một lần mỗi ngày.

   + Dùng nước súc miệng thường xuyên.

   + Không hút hoặc nhai thuốc lá.

   + Thực hiện chế độ ăn nhiều rau, thực phẩm giàu chất xơ, trái cây ít đường, protein từ thực vật.

   + Duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường.

   + Gặp nha sĩ hai lần mỗi năm để làm sạch và kiểm tra định kỳ.

Lưu ý đến các dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng, chẳng hạn như chảy máu nướu răng và hơi thở có mùi hôi liên tục. Hãy cho nha sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

← Bài trước Bài sau →
back to top