Nguyên nhân làm mão răng bị tổn thương

Nguyên nhân làm mão răng bị tổn thương

Mão răng của bạn bị tổn thương dẫn đến đau răng? Mặc dù mão răng có thể che phủ và bảo vệ răng và ngà răng bên dưới một cách hiệu quả, nhưng nhiều người vẫn cảm thấy đau răng. Điều này khiến nhiều bệnh nhân thấy ngạc nhiên và không tin tưởng vào thủ thuật này. Trên thực tế, bất kỳ một chiếc răng nào, dù là thật hay giả, đều gặp phải những vấn đề không mong muốn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu, bị ê buốt hoặc cảm thấy bị đè nén khi đặt mão răng. Hoặc cũng có khi bạn sẽ cảm thấy đau răng liên tục. Có nhiều lý do khiến mão răng của bạn bị tổn thương. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu thêm về những gì có thể gây ra cơn đau và các cách để làm thuyên giảm đau răng.

1. Mão răng là gì?

Mão răng hoạt động như một chiếc mũ được đặt trên một chiếc răng bị hư để bao bọc và bảo vệ nó. Mão răng được gắn vào đúng vị trí và bao phủ phần răng mà bạn nhìn thấy.

Công việc của mão răng là khôi phục kích thước và hình dạng của răng, đồng thời cung cấp sự bảo vệ. Đôi khi, mão răng được đặt ở hai bên của chiếc răng bị mất để cố định cầu răng. Mão được làm bằng các vật liệu khác nhau, bao gồm sứ, gốm và kim loại.

Bạn thường được chỉ định gắn mão răng sau khi làm thủ thuật lấy tủy răng để bảo vệ răng. Hoặc, nha sĩ có thể đề xuất gắn mão răng nếu bạn gặp phải những tình trạng sau đây:

  • khoang lớn quá lớn để sửa chữa bằng miếng trám
  • răng bị nứt hoặc yếu đi
  • mất răng cần làm cầu răng hoặc cấy ghép
  • răng đổi màu hoặc hình dạng sai lệch

2.  Điều gì có thể gây đau răng khi được bọc mão?

Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị đau khi bọc mão răng:

   a. Sâu thân răng

Bởi vì phần thân dưới răng vẫn là răng thật, nếu không chăm sóc kỹ lưởng thì tại nơi tiếp giáp của răng thật và mão răng rất dễ xảy ra tình trạng sâu răng. Điều này có thể dẫn đến đau khu trú dai dẳng. Nếu một lỗ sâu răng phát triển lớn và ảnh hưởng đến dây thần kinh bên dưới, bạn cần phải điều trị lấy tủy răng.

   b. Nhiễm trùng răng

Nếu bạn chưa lấy tủy răng trước khi đặt mão răng, thì răng vẫn còn các dây thần kinh trong đó. Thân răng có thể gây áp lực lên dây thần kinh dẫn đến chấn thương và xảy ra nhiễm trùng. Cũng có thể việc nhiễm trùng là do vật liệu trám cũ bên dưới thân răng bị rò rỉ khiến cho vi khuẩn lây nhiễm sang dây thần kinh. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:

  • đau răng mỗi khi bạn cắn
  • sưng nướu
  • nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh
  • sốt

   c. Đau nướu do bọc răng sứ

Bạn có thể cảm thấy khó chịu tạm thời sau thủ thuật bọc răng sứ. Cơn đau này sẽ không kéo dài hơn 2 tuần hoặc lâu hơn. Hãy báo với nha sĩ nếu bạn cảm thấy đau nhiều sau khi làm thủ thuật bọc răng hoặc nếu bạn bị đau kéo dài sau hơn 2 tuần.

   d. Răng hoặc mão răng bị gãy

Thân răng bị nứt có thể gây đau nhẹ. Vết nứt trên răng sẽ khiến bạn cảm thấy nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh hoặc không khí. Nếu bạn nhận thấy mão răng bị gãy, lỏng hoặc nứt, bạn cần phải đến ngay phòng nha để được nha sĩ kiểm tra và điều chỉnh lại càng sớm càng tốt.

   e. Nghiến răng

Nghiến răng vào ban đêm cũng là một tình trạng có thể gây áp lực lên thân răng và gây đau. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc bạn nghiến răng. Có thể do bạn đang có nhiều vấn đề căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể do bạn đang có một vấn đề bệnh lý về khớp hàm. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương hướng điều trị.

   f. Hở nướu

Bạn có thể thấy đau và ê buốt nếu nướu xung quanh răng bị tụt xuống và lộ ra một phần của chân răng. Tình trạng tụt nướu có thể do chải răng quá mạnh. Khi nướu bị tụt lại, chúng dễ bị tích tụ mảng bám hơn và gây ra các bệnh về nướu.

   g. Mão răng không vừa

Nếu mão răng không được bọc vừa khít, nó có thể dẫn đến cảm giác khó chịu. Mão răng gắn không vừa cũng có thể ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc nụ cười của bạn. Đặc biệt với một mão răng quá cao, bạn thường cảm thấy đau răng khi cắn xuống. Khi bọc răng, mão răng cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với khớp cắn sau cho giống như các răng khác của bạn. Nếu bạn cảm thấy khớp cắn của mình bị lệch thì việc này cũng có thể dẫn đến đau hàm và đau đầu.

3. Làm thế nào để làm thuyên giảm và điều trị?

Điều trị và làm thuyên giảm cơn đau sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Một số biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu:

   a. Thuốc giảm đau

Một vài loại thuốc giảm đau OTC như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau tạm thời nếu bạn bị đau răng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc này tại các nhà thuốc gần nhà.

   b. Súc nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm viêm và giảm đau. Trộn nửa muỗng muối với nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây. Bạn nên súc miệng với nước muối nhiều lần trong ngày.

   c. Dùng các loại thảo dược tự nhiên để giảm đau

Mặc dù hiệu quả chưa được khoa học chứng minh, nhưng một số người cho biết cơn đau có thể thuyên giảm sau khi sử dụng các biện pháp giảm đau bằng thảo dược. Một vài loại thảo dược trong số này có thể được bôi trực tiếp vào răng bị ảnh hưởng. Các loại thảo dược phổ biến để chữa đau răng bao gồm:

  • Đinh hương
  • Tỏi
  • Nghệ
  • Gừng
  • Hoa cúc

   d. Ăn các thực phẩm có vấn đề

Tránh ăn những thức ăn dính, ngọt và cứng sau khi làm răng sẽ giúp cho răng tốt hơn và bạn bớt đau răng hơn. Thức ăn nóng và lạnh cũng có thể là tác nhân gây ra đau mão răng. Các tốt nhất là hãy ăn những món ăn có nhiệt độ vừa phải, không quá cứng, không quá ngọt, không chứa các loại chất có thể gây kích thích vị giác...

   e. Điều trị chứng nghiến răng

Nếu nghiến răng là nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị giúp bạn chẳng hạn như sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng và nẹp miệng.

4. Khi nào bạn cần đến gặp nha sĩ

Nếu đau răng rất nhiều và kéo dài dai dẳng, bạn nên đến gặp nha sĩ để khám và điều trị. Vấn đề của bạn có thể được điều trị bằng thủ thuật lấy tủy răng, thay thế mão răng hoặc thậm chí loại bỏ răng.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa đau răng

Vệ sinh răng miệng tốt có thể bảo vệ bạn khỏi đau mão răng. Vì thế bạn cần đảm bảo chăm sóc răng miệng theo quy trình sau:

  • Chải hai lần một ngày
  • Vệ sinh kẽ răng hàng ngày
  • Gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Ngoài ra, tránh nhai thức ăn cứng, chẳng hạn như nước đá vì có thể làm hỏng thân răng.

Bạn có thể cảm thấy khó chịu sau khi đặt mão răng, nhưng sau một vài tuần, nó sẽ không đau nữa. Nhiễm trùng, sâu răng, gãy răng hoặc các vấn đề khác có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau của bạn. Nếu cơn đau răng của bạn không biến mất, hãy đến gặp nha sĩ, để bạn có thể tìm ra điều gì đang xảy ra.
(Nguồn tham khảo: HealthLine.com)

← Bài trước Bài sau →
back to top