Vệ sinh bàn chải và đổi bàn chải

Vệ sinh bàn chải và đổi bàn chải

Mỗi sáng, khi bạn vào nhà vệ sinh cầm bàn chải răng trên tay, bạn hoàn toàn không biết có những gì đang tồn tại tên trên lông bàn chải. Đầu bàn chải có thể bị nhiễm khuẩn bất cứ khi nào chúng được đưa vào miệng. Vi khuẩn và virus từ miệng có thể sống đến vài tuần trên bề mặt của bàn chải và tiếp tục gây bệnh. Thậm chí có lúc lợi khuẩn cũng gây bệnh, đặc biệt là khi chúng xâm nhập mô nướu nhờ vào vết thương, vết cắt hay lở loét. Vậy để hạn chế những vấn đề do vi khuẩn trú ngụ trên bàn chải mang lại, chúng ta nên thực hiện những biện pháp sau:

Giữ sạch bàn chải

Có thể bạn không để tâm đến việc rửa bàn chải vì ngày nào bạn cũng làm ướt bàn chải trước và sau khi chải răng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành thời gian vệ sinh bàn chải thường xuyên. Nó dễ thực hiện nhưng quan trọng. 

Cho đầu bàn chải bên dưới vòi nước đang mở để nước rửa trôi các mảnh vụn. Nếu bạn đang bị bệnh, bạn nên ngâm rửa bàn chải trong nước súc miệng hoặc dung dịch có chất kháng khuẩn. Hiện tại, trên thị trường có nhiều loại dung dịch rửa bàn chải được bán cho mục đích vệ sinh sạch sâu trên lông bàn chải. Ngoài ra, nhiều người còn dùng tia cực tím để diệt khuẩn. 

Sau khi sử dụng, đừng đặt ngay bàn chải đang ướt mem đó vào tủ mà hãy đặt ở nơi khô ráo, theo hướng thẳng đứng. Có thể dựng trong cái ly để cho lông bàn chải khô dần. Bạn nên dùng một nắp đậy bàn chải thoáng khí để ngăn ẩm mốc. Các nắp bàn chải bí khí có thể tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn. 

Khi nào nên đổi bàn chải

Hãy đổi bàn chải sau mỗi 3-4 tháng sử dụng hoặc khi bàn chải có dấu hiệu bị hao mòn. Đầu bàn chải bị hao mòn không thể làm sạch răng và nướu hiệu quả. Kể cả khi sử dụng bàn chải điện cũng cần phải thay đầu bàn chải sau mỗi 3-4 tháng. 

Không nên chia sẻ bàn chải, dù là thành viên trong gia đình. Chia sẻ bàn chải răng đồng nghĩa với chia sẻ nước bọt và vi khuẩn, bệnh răng miệng, sâu răng...

← Bài trước Bài sau →
back to top